Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đã phản ứng quá chậm trước những ảnh hưởng của gà nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nhập gà Mỹ kéo dài gần hai năm nay nhưng đến khi các trang trại, doanh nghiệp “gần chết” tới nơi mới phản ánh là quá chậm.
Không chỉ vậy, khi dịch bệnh trên gia cầm tại Mỹ lây lan mạnh, các nước đều cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ từ 1-1-2015 nhưng tại Việt Nam đến tháng 5 mới có lệnh cấm.
Còn về kiến nghị điều tra bán phá giá đối với gà Mỹ tại thị trường Việt Nam, ông Nam cho hay sau khi nhận đơn kiến nghị, phía Cục Quản lý cạnh tranh đã gởi thông báo đến các đơn vị có liên quan như đại sứ quán, đồng thời yêu cầu cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết…
Tuy nhiên, chỉ với một tờ đơn kiến nghị của các Hiệp hội thì không đủ cho một vụ kiện. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ cùng hỗ trợ Hiệp hội để hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Quá trình điều tra vụ việc có thể kéo dài từ 12-18.
“Tình hình đã khá phức tạp, không còn đơn thuần chỉ là việc bán phá giá thịt gà mà còn liên quan đến các hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chính chúng ta sẽ phải đi hầu kiện, chuyển từ thế chủ động sang bị động”, ông Nam nói.
Trình bày với Cục, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, giá gà Mỹ nhập khẩu về VN đột nhiên giảm từ 27.000 - 28.000 đồng/kg xuống còn 17.000 – 20.000 đồng/kg. Theo tính toán của một số chủ trại, nếu giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về tới Việt Nam là 20.000 đồng/kg là quá vô lý.
Theo ông Quyết, hiện tại các trang trại đều phải bán gà dưới giá thành, với số lỗ khoảng 10.000 đồng/con gà. Với tổng đàn gà cả nước hiện khoảng 14,4 triệu con thì chỉ riêng 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỉ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015, số lượng nhập khẩu thịt gà đã tăng lên trên 50.000 tấn, trong đó gần 70% là gà nhập từ Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.

Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.

Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.

Báo giá của Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau cho thấy, tuần qua giá tôm sú bất ngờ giảm mạnh sau khi giữ giá từ đầu tháng 6, trừ loại lớn 20 con/kg vẫn giao dịch ở 230.000 đồng/kg thì 2 loại tôm sú nhỏ con 30 con/kg và 40 con/kg đều giảm 5.000 đồng/kg so với tuần trước, giao dịch lần lượt tại 175.000 đồng/kg và 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 40.000 - 60.000 đồng/kg.