Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đã phản ứng quá chậm trước những ảnh hưởng của gà nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nhập gà Mỹ kéo dài gần hai năm nay nhưng đến khi các trang trại, doanh nghiệp “gần chết” tới nơi mới phản ánh là quá chậm.
Không chỉ vậy, khi dịch bệnh trên gia cầm tại Mỹ lây lan mạnh, các nước đều cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ từ 1-1-2015 nhưng tại Việt Nam đến tháng 5 mới có lệnh cấm.
Còn về kiến nghị điều tra bán phá giá đối với gà Mỹ tại thị trường Việt Nam, ông Nam cho hay sau khi nhận đơn kiến nghị, phía Cục Quản lý cạnh tranh đã gởi thông báo đến các đơn vị có liên quan như đại sứ quán, đồng thời yêu cầu cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết…
Tuy nhiên, chỉ với một tờ đơn kiến nghị của các Hiệp hội thì không đủ cho một vụ kiện. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ cùng hỗ trợ Hiệp hội để hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Quá trình điều tra vụ việc có thể kéo dài từ 12-18.
“Tình hình đã khá phức tạp, không còn đơn thuần chỉ là việc bán phá giá thịt gà mà còn liên quan đến các hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chính chúng ta sẽ phải đi hầu kiện, chuyển từ thế chủ động sang bị động”, ông Nam nói.
Trình bày với Cục, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, giá gà Mỹ nhập khẩu về VN đột nhiên giảm từ 27.000 - 28.000 đồng/kg xuống còn 17.000 – 20.000 đồng/kg. Theo tính toán của một số chủ trại, nếu giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về tới Việt Nam là 20.000 đồng/kg là quá vô lý.
Theo ông Quyết, hiện tại các trang trại đều phải bán gà dưới giá thành, với số lỗ khoảng 10.000 đồng/con gà. Với tổng đàn gà cả nước hiện khoảng 14,4 triệu con thì chỉ riêng 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỉ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015, số lượng nhập khẩu thịt gà đã tăng lên trên 50.000 tấn, trong đó gần 70% là gà nhập từ Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.