Cục Quản lý cạnh tranh hỗ trợ kiện gà Mỹ

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho rằng doanh nghiệp, người chăn nuôi trong nước đã phản ứng quá chậm trước những ảnh hưởng của gà nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nhập gà Mỹ kéo dài gần hai năm nay nhưng đến khi các trang trại, doanh nghiệp “gần chết” tới nơi mới phản ánh là quá chậm.
Không chỉ vậy, khi dịch bệnh trên gia cầm tại Mỹ lây lan mạnh, các nước đều cấm nhập khẩu thịt gà Mỹ từ 1-1-2015 nhưng tại Việt Nam đến tháng 5 mới có lệnh cấm.
Còn về kiến nghị điều tra bán phá giá đối với gà Mỹ tại thị trường Việt Nam, ông Nam cho hay sau khi nhận đơn kiến nghị, phía Cục Quản lý cạnh tranh đã gởi thông báo đến các đơn vị có liên quan như đại sứ quán, đồng thời yêu cầu cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết…
Tuy nhiên, chỉ với một tờ đơn kiến nghị của các Hiệp hội thì không đủ cho một vụ kiện. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ cùng hỗ trợ Hiệp hội để hoàn thiện các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Quá trình điều tra vụ việc có thể kéo dài từ 12-18.
“Tình hình đã khá phức tạp, không còn đơn thuần chỉ là việc bán phá giá thịt gà mà còn liên quan đến các hành vi gian lận thương mại. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chính chúng ta sẽ phải đi hầu kiện, chuyển từ thế chủ động sang bị động”, ông Nam nói.
Trình bày với Cục, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, giá gà Mỹ nhập khẩu về VN đột nhiên giảm từ 27.000 - 28.000 đồng/kg xuống còn 17.000 – 20.000 đồng/kg. Theo tính toán của một số chủ trại, nếu giá thịt gà Mỹ nhập khẩu về tới Việt Nam là 20.000 đồng/kg là quá vô lý.
Theo ông Quyết, hiện tại các trang trại đều phải bán gà dưới giá thành, với số lỗ khoảng 10.000 đồng/con gà. Với tổng đàn gà cả nước hiện khoảng 14,4 triệu con thì chỉ riêng 11 tháng qua, ngành chăn nuôi đã lỗ gần 1.376 tỉ đồng. Sáu tháng đầu năm 2015, số lượng nhập khẩu thịt gà đã tăng lên trên 50.000 tấn, trong đó gần 70% là gà nhập từ Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó sản lượng nuôi nước lợ đạt 693 tấn, gồm tôm các loại 631 tấn, các loại thủy sản khác 61 tấn. Sản lượng nuôi nước ngọt đạt 429 tấn, gồm cá các loại 426 tấn, thủy sản khác 3 tấn... Nhìn chung sản lượng các loại thủy sản đều đạt và vượt so với cùng kỳ.

Những ngày qua, hàng loạt ngư dân trong tỉnh An Giang lao đao vì thời tiết giao mùa, cá chết hàng loạt. Cơ quan chức năng của tỉnh đã đưa ra nhiều khuyến cáo hướng dẫn ngư dân cách phòng ngừa và làm hạn chế thiệt hại… Song, tình trạng cá chết do nguồn nước ô nhiễm vẫn chưa dừng lại.

Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.

50 trang trại chăn nuôi bò sữa, sản xuất tối thiểu 7 triệu kg sữa mỗi năm và tạo ra 345 việc làm. Mỗi trang trại chăn nuôi sau năm năm tham gia dự án sẽ có đàn bò sữa đạt quy mô từ 50-80 con, có đất trồng cỏ và bắp để cung cấp đủ thức ăn cho đàn bò. FrieslandCampina bảo đảm tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu với mức giá cạnh tranh trên thị trường.

Để tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng và tổ chức chuyển giao cho người dân tại Khánh Hòa” của nhóm tác giả Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) đã mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi biển tại Khánh Hòa.