Cục BVTV Chỉ Đạo Phòng, Chống Bệnh Bạc Lá

Cục BVTV vừa có công văn số 1602 gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống bệnh bạc lá.
Theo Cục BVTV, trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35 - 70% so với những năm trước.
Bệnh có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ và các bộ phận của cây lúa, phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng – trỗ - chín sữa, năng suất có thể giảm từ 25 - 50%, thậm chí là mất trắng.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Giải pháp quan trọng nhất là phòng, chống bệnh bằng cách lựa chọn giống lúa và áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật. Cục BVTV đề nghị các địa phương tập trung một số nội dung sau:
1. Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI), 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại IPM, tập trung vào các biện pháp gieo cấy thưa, bón phân cân đối, bón tập trung “nặng đầu nhẹ cuối”, không bón thừa, bón muộn…
Đối với những vùng thường xuyên có bệnh cần rà soát, điều chỉnh cơ cấu giống, sử dụng giống có khả năng chống chịu, ít nhiễm bệnh. Bố trí thời vụ hợp lý để giai đoạn lúa đòng – trỗ - chín ít gặp mưa giông lớn.
2. Khi bệnh xuất hiện phải dừng ngay bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ nước trong ruộng. Bệnh đã xuất hiện thì phun thuốc ít hiệu quả, nhưng tại những vùng có nguy cơ cao có thể sử dụng một số thuốc có trong danh mục.
3. Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất các biện pháp chủ động phòng chống. Hạn chế tối đa thuốc BVTV, đảm bảo ATTP.
4. Dự báo chính xác, cảnh báo kịp thời dịch hại. Tăng cường kiểm tra việc buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn.
5. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 485/CT-BNN-BVTV ngày 6/2/2013 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng trừ chuột bảo vệ mùa màng. Theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng. Hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu hóa học giai đoạn lúa đẻ nhánh. Chỉ đạo xuống giống thu đông 2013 tập trung, đồng loạt, né rầy.
Thường xuyên báo cáo kết quả về Cục BVTV để phối hợp xử lý
Có thể bạn quan tâm

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả.

Theo báo cáo từ Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện nay toàn tỉnh còn gần 5.000 con cá sấu không có đầu ra, tình hình này khiến cho hàng trăm hộ nuôi cá sấu bị thiệt nặng về kinh tế. Trong khi đó cá sấu để lâu trong chuồng trại lâu chừng nào thiệt hại kinh tế lớn chừng ấy vì chi phí mua thức ăn cho cá sấu rất cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đến thăm vùng nuôi tôm công nghiệp lớn nhất ĐBSCL ở tỉnh Sóc Trăng, hỏi “Người nuôi tôm cần gì ở Chính phủ?”. Tất cả những người nuôi tôm đều trả lời “thủy lợi”. Ông Nguyễn Hữu Chí, Phó chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nói cụ thể hơn, hệ thống thủy lợi quá khứ để lại chỉ phục vụ trồng lúa, chưa phục vụ nuôi tôm

Được hai ông bạn cùng ở ngoại thành Hà Nội, một là nông dân ở Thạch Thất và một là thạc sỹ, giảng viên Đại học Lâm nghiệp ở Xuân Mai (Chương Mỹ) rủ cùng làm nấm, tôi bảo: Tôi chỉ biết đánh “võ mồm” thôi, ngoài ra chẳng biết gì sất.