Cua ghẹ Việt được người Nhật ưa chuộng

Trong sáu tháng đầu năm nay, Nhật chiếm 17,4% tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,3 triệu USD, tăng 29%.
Việt Nam và Indonesia đều nằm trong tốp 10 nguồn cung cấp cua ghẹ lớn nhất của Nhật. Giá cua ghẹ xuất khẩu của Indonesia trung bình là 19 USD/kg còn của Việt Nam là 14 USD/kg. Tuy nhiên, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam sang thị trường Nhật đang tăng trưởng đều qua các tháng, trong khi nhập khẩu từ Indonesia lại giảm.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà máy đường ở ĐBSCL đang bước vào niên vụ mía 2015-2016. Tuy nhiên, trước giờ “nổ máy” đã xuất hiện những bất nhất ngay trong nội bộ các nhà máy. Những dấu hiệu tranh luận về chữ đường, thời gian vào vụ cho thấy sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong vụ sản xuất này khi diện tích mía trong vùng sụt giảm ở mức độ báo động!

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Trong 10 ngày qua một số địa phương ở các huyện ngoại thành TP Cần Thơ bắt đầu thu hoạch lúa thu đông sớm. Nhiều nông dân cho biết, giá lúa có dấu hiệu giảm nhẹ.

Do không đủ vốn đầu tư ao nuôi, hầu hết hộ dân nuôi cá tra đều phải liên kết với DN chế biến thủy sản và đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trong mối liên kết này, nông dân luôn bị động và chịu thiệt thòi.

Trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - khẳng định việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) chưa ảnh hưởng nhiều đến các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến thị trường để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.