Cua Gạch Điều Lỡ Hẹn Tết Trung Thu

Tết Trung thu và vụ cua gạch điều cùng diễn ra trong những ngày giữa tháng 8 âm lịch. Cua gạch điều luôn là lựa chọn đầu tiên bởi những thực khách, cũng như khách hàng mua để tặng nhau cùng với bánh Trung thu.” Anh Đoàn Thành - cơ sở thu mua cua gạch điều tại xã An Thủy (Ba Tri - Bến Tre) giao cho một nhà hàng hải sản tại TP. Hồ Chí Minh, lý giải về nguyên nhân tăng giá cua gạch điều hàng năm.
Chị Lưu Kim Thoa - Quản lý vựa cua biển có qui mô lớn tại huyện Bình Đại, cho biết: “Năm nay, giá cua gạch điều 180 đến 200 ngàn đồng/kg. Vụ này, vựa thu mua chưa được 13 tấn, trong khi các năm trước luôn trên mức 15 tấn.
Anh Trần Văn Trường (37 tuổi) - ngụ tại ấp 6 - xã Giao Thạnh (Thạnh Phú) nuôi gần 5ha cua biển quảng canh, cho biết: Hàng năm, gần đến tháng 8 âm lịch là người nuôi bắt cua gạch son (cua cái so), hoặc cua chấm (gạch chưa điều) ở đầm nuôi quảng canh vào nuôi trong một ao nhỏ để tiện việc chăm sóc. Cua sẽ có gạch điều ngay Tết Trung thu và việc thu hoạch sẽ rất dễ dàng. Nhưng năm nay người dân sử dụng mô hình như thế phần lớn bị phá sản. Vụ cua này, anh đã nuôi thâm canh với trữ lượng gần 2 tấn, nhưng đến khi thu hoạch số lượng cua gạch điều chỉ đạt chưa đến 40%.
Ông Trần Văn Huấn - chủ một doanh nghiệp sản xuất cua giống (Thạnh Phú) cho biết: “Kinh nghiệm cũng như kỹ thuật ép cua giống hiện tại của hầu hết các cơ sở trong và ngoài tỉnh đều chưa thể kiểm soát được sự phát triển, tăng trưởng của cua lúc đưa chúng vào môi trường tự nhiên”.
Kỹ thuật sản xuất cua giống chưa hoàn thiện, thị trường tiêu thụ cua biển nói chung cũng không khả quan. Trong khi đó, tình hình khai thác của người dân như đóng đáy bằng lưới mùng; đánh cào bằng xuyệt điện… đã hủy diệt nguồn con giống tự nhiên có trong các sông. Điều này dự báo mùa cua gạch điều năm sau còn ảm đạm.
Có thể bạn quan tâm

Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi Quyết định 580 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu ở ĐBSCL có hiệu lực nhưng tiền hỗ trợ vẫn chưa đến được với nông dân.

Theo kế hoạch đến năm 2016, các DN do Bộ NN-PTNT quản lí về cơ bản sẽ gần như không còn DN 100% vốn nhà nước.

Hà Giang hiện lên trước mắt chúng tôi là dặc dài núi đồi lô nhô với đá tai mèo rợn sắc. Đất canh tác khan hiếm, nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Việt Nam – Lào có truyền thống hợp tác, gắn bó lâu đời không chỉ trong thời chiến mà khi bước sang thời kỳ đổi mới, phát triển, mối tình hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước lại càng thắt chặt.

Sau gần 30 năm đẩy mạnh tiến trình khai phá Đồng Tháp Mười, Tiền Giang đã thành lập huyện Tân Phước giàu các tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, xây dựng những vùng chuyên canh cây trồng hướng đến xuất khẩu: Lúa, dứa, khoai, cây lâm nghiệp...