Cua Đinh, Ba Ba Hút Hàng

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ĐBSCL phát triển mạnh mô hình nuôi cua đinh và ba ba đem lại thu nhập cao, nhờ giá cả loại đặc sản này khá ổn định.
Ông Đinh Công Thủ, GĐ HTX Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: Mỗi năm HTX cung cấp 500.000 con ba ba và 5000 cua đinh giống, hàng trăm tấn sản phẩm cho thị trường khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng số lượng không đủ đáp ứng.
Hiện giá hai mặt hàng này đều tăng từ 5-7%, cụ thể, ba ba giống loại 1 tuần tuổi 2000 đ/con; 4 – 8 tuần tuổi 5000 đ/con; loại trọng lượng 100 gram/con, giá 10.000 đ. Còn ba ba thịt loại từ 1,5 kg trở lên có giá 290.000 đ/kg; loại từ 1,2 – dưới 1,5 kg/con có giá 190.000 đ/con; loại từ 1 – 1,2 kg có giá 150.000 đ/kg.
Cua đinh giống 2 tuần tuổi giá 300.000 – 350.000 đ/con; loại 4 tuần tuổi giá 400.000 – 450.000 đ/con; loại 700 gram giá trên dưới 700.000 đ/con; cua đinh bố mẹ giá 1 triệu đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đời sống khó khăn, ngư lưới cụ phục vụ đi biển thiếu thốn, 84 hộ dân ở thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) thuộc diện di dời phục vụ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD DQ) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay vốn giải quyết việc làm.

Dù ngành nông nghiệp đã và đang ráo riết vào cuộc, nhưng việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.