Cua Biển Năm Căn Xây Dựng Thương Hiệu

Ông Huỳnh Thúc Bình, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, cho biết: huyện Năm Căn đã lập các thủ tục cần thiết đăng ký thương hiệu tập thể cho con cua biển Năm Căn và đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét công nhận vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, vấn đề quan tâm là việc sau khi được công nhận thương hiệu tập thể cho cua biển Năm Căn, đòi hỏi địa phương cần quy hoạch hợp lý diện tích nuôi cua thương phẩm, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cua chuyên canh để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với đó là việc bảo vệ và quảng bá sâu rộng thương hiệu cua biển Năm Căn là mặt hàng đặc sản vùng biển Cà Mau có chất lượng thịt ngon, chắc khỏe.
Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn.
Hiện tại, huyện Năm Căn có gần 50 vựa thu mua cua với sản lượng bình quân 15 tấn/ngày, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Sản lượng cua, nhất là mặt hàng cua gạch chiếm đến 70% sản lượng sẽ được vận chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc bằng đường hàng không; sản lượng cua còn lại sẽ được tiêu thụ chủ yều tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.

Với phương châm đa dạng hóa các nguồn huy động để đảm bảo vốn đầu tư làm NTM, Hòa Vang đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài thành phố...

Trong thời gian vừa qua, một số người dân ở TP Bảo Lộc nuôi chim yến. Và gần đây, ở xã Lộc Thành (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cũng có người đã mạnh dạn bỏ tiền tỷ ra xây nhà để “dụ” chim yến về làm tổ.

Nếu như ở nhiều nơi để thu hút thiên địch, nông dân thường áp dụng trồng hoa trên bờ mẫu, thì một số nông dân thuộc tổ hợp tác sản xuất ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy tận dụng đất bờ bao để trồng dưa hấu vừa có lợi về môi trường, vừa cho hiệu quả về kinh tế.

Ở thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (Bình Phước) hiện có rất nhiều hộ khá lên nhờ trồng cây tầm vông. Giá tầm vông tương đối ổn định, khi thu hoạch tùy loại lớn nhỏ có giá bình quân từ 10 đến 25 ngàn đồng/cây. Sau mỗi đợt thu hoạch, trừ chi phí nông dân thu lãi gần 60 triệu đồng/ha tầm vông. Loại cây này còn rất hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất xấu.