Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa

3 tháng trước, cua gạch có giá 280.000 – 300.000 đồng một kg nhưng nay còn 180.000 đồng; cua loại một hiện tại có giá 120.000 đồng một kg, giảm một nửa so với trước đây…
"Với giá này, nông dân chắc chắn thua lỗ vì chi phí thức ăn, con giống quá cao”, ông Nguyễn Văn Quân, ngụ huyện Cái Nước cho biết.
Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước… Bình quân mỗi năm lượng cua biển xuất khẩu (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) của tỉnh lên đến đến vài trăm nghìn tấn, gồm nhiều loại, trong đó thị trường chính là Trung Quốc.
Ông Trương Quốc Duẫn, Phó phòng Nông nghiệp huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương này có trên 25.000 ha nuôi trồng thủy sản (tôm và cua biển kết hợp), hàng năm cung ứng ra thị trường trên dưới 3.000 tấn cua thương phẩm. Hiện trên địa bàn có 20 doanh nghiệp chuyên thu mua cua biển xuất sang Trung Quốc với quy mô lớn. Với giá cua xuống thấp như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp này đều điêu đứng.
Theo ông Duẫn, bước vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, giá cua biển cũng xuống thấp (do thời điểm gần Trung Thu, người Trung Quốc ít ăn cua biển), nhưng cũng không thấp như hiện tại.
Trao đổi với VnExpress, ông Võ Ngọc Hùng – chủ cơ sở thu mua cua biển lớn ở thị trấn Năm Căn cho biết: “Nếu trước đây, mỗi ngày tôi xuất sang Trung Quốc một tấn cua biển các loại, thì nay chỉ còn khoảng vài trăm kg”.
Theo ông Hùng, giá cua biển giảm đang tác động kép đến người nông dân và doanh nghiệp thu mua, mà nhiều nhất là hộ nuôi cua. “Doanh nghiệp có thể chủ động dừng mua khi thị trường xuất khẩu gặp khó, nhưng nông dân thì không thể dừng thu hoạch khi cua đã tới đợt khai thác”, ông Hùng nói.
Phân tích rộng hơn, ông Châu Công Bằng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho rằng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá xuống thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các mặt hàng thủy sản xuất vào thị trường này rớt giá, trong đó có cua biển Cà Mau.
“Ngành nông nghiệp đang theo dõi sát sao mọi biến động của các mặt hàng thủy sản trên địa bàn để có hướng xử lý và khuyến cáo người dân khi cần thiết”, ông Bằng nói.
Có thể bạn quan tâm

Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.

Ngày 26/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức đối thoại về thủ tục kiểm dịch thực vật với hơn 30 DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở nuôi vịt trời của anh Phùng Văn Khanh, khu Vành Kiệu, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện thành công việc ấp nhân tạo giống vịt trời.

Ngày 24/5, Phòng Kinh tế TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, sau thời gian rớt giá mạnh, khoảng gần 1 tháng trở lại đây, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn Phú Yên đã tăng trở lại.

Cùng với sự phát triển hơn 15 năm qua, người dân nuôi tôm Cà Mau đã thật sự nhận thấy nuôi tôm công nghiệp mang lại nguồn thu nhập "khủng". Bởi thực tế trước đây chỉ cần 3 tháng nuôi thuận lợi là có thể thu về từ 100 - 300 triệu đồng/ao khoảng 2.000 - 4.000 m2, những hộ có số lượng ao nhiều có thể thu về trên 1 tỷ đồng.