Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa

Cua biển Cà Mau rớt giá một nửa
Ngày đăng: 24/08/2015

3 tháng trước, cua gạch có giá 280.000 – 300.000 đồng một kg nhưng nay còn 180.000 đồng; cua loại một hiện tại có giá 120.000 đồng một kg, giảm một nửa so với trước đây…

"Với giá này, nông dân chắc chắn thua lỗ vì chi phí thức ăn, con giống quá cao”, ông Nguyễn Văn Quân, ngụ huyện Cái Nước cho biết. 

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước… Bình quân mỗi năm lượng cua biển xuất khẩu (kể cả chính ngạch và tiểu ngạch) của tỉnh lên đến đến vài trăm nghìn tấn, gồm nhiều loại, trong đó thị trường chính là Trung Quốc.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó phòng Nông nghiệp huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương này có trên 25.000 ha nuôi trồng thủy sản (tôm và cua biển kết hợp), hàng năm cung ứng ra thị trường trên dưới 3.000 tấn cua thương phẩm. Hiện trên địa bàn có 20 doanh nghiệp chuyên thu mua cua biển xuất sang Trung Quốc với quy mô lớn. Với giá cua xuống thấp như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp này đều điêu đứng.

Theo ông Duẫn, bước vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, giá cua biển cũng xuống thấp (do thời điểm gần Trung Thu, người Trung Quốc ít ăn cua biển), nhưng cũng không thấp như hiện tại.

Trao đổi với VnExpress, ông Võ Ngọc Hùng – chủ cơ sở thu mua cua biển lớn ở thị trấn Năm Căn cho biết: “Nếu trước đây, mỗi ngày tôi xuất sang Trung Quốc một tấn cua biển các loại, thì nay chỉ còn khoảng vài trăm kg”.

Theo ông Hùng, giá cua biển giảm đang tác động kép đến người nông dân và doanh nghiệp thu mua, mà nhiều nhất là hộ nuôi cua. “Doanh nghiệp có thể chủ động dừng mua khi thị trường xuất khẩu gặp khó, nhưng nông dân thì không thể dừng thu hoạch khi cua đã tới đợt khai thác”, ông Hùng nói.

Phân tích rộng hơn, ông Châu Công Bằng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho rằng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá xuống thấp cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các mặt hàng thủy sản xuất vào thị trường này rớt giá, trong đó có cua biển Cà Mau.

“Ngành nông nghiệp đang theo dõi sát sao mọi biến động của các mặt hàng thủy sản trên địa bàn để có hướng xử lý và khuyến cáo người dân khi cần thiết”, ông Bằng nói.


Có thể bạn quan tâm

Phình Giàng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng Phình Giàng tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng

Xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông có trên 10.400ha diện tích tự nhiên, trong đó 2.700ha rừng, gồm 1.100ha rừng phòng hộ; diện tích còn lại là rừng khoanh nuôi tái sinh.

18/05/2015
Nông dân chủ động khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang Nông dân chủ động khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang

Từ năm 2009 – 2012, nông dân các xã Quài Nưa, Quài Cang (huyện Tuần Giáo) góp cổ phần cùng Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa trồng trên 250ha cà phê. Năm 2014, khi biết tin Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa phá sản, người dân đã bỏ bê hầu hết các diện tích cà phê đã trồng.

18/05/2015
Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1-2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

18/05/2015
Dâu đầu mùa được giá Dâu đầu mùa được giá

Giá dâu đầu mùa năm nay cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000 – 5.000đ/kg, nên cả người trồng và người bán đều phấn khởi...

18/05/2015
Thức ăn chăn nuôi nóng chuyện kiểm tra, rối việc khảo nghiệm Thức ăn chăn nuôi nóng chuyện kiểm tra, rối việc khảo nghiệm

DN phản ánh, họ phải mất hàng tỉ đồng tiền lưu kho chỉ để chờ kết quả lấy mẫu kiểm tra chất lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

18/05/2015