Củ Mì Rớt Giá, Thương Lái Và Người Trồng Đều Lao Đao

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.
Niên vụ 2013, toàn huyện Long Thành (Đồng Nai) trồng 2.400 hécta mì, trong đó xã Phước Bình có 700 hécta với đa phần là đất thuê lại. Hiện mì bán tại rẫy có 3 loại giá, mì 30 độ - giá 1.800 đồng/kg, mì 25 độ - giá 1.600 đồng/kg và mì 22 độ - giá 1.400 đồng/kg, trong đó phổ biến nhất là mì 22 độ.
Với giá 1.400 đồng/kg, 1 hécta có thể thu được hơn 20 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với mì bị bệnh hay thuê đất để trồng thì nông dân sẽ huề vốn, thậm chí là lỗ nặng. Đó là lý do những năm gần đây tại xã Phước Bình, người muốn trồng mì thì không có đất, còn người có đất thì chỉ thích cho thuê và nhiều nông dân đã bán mì non cho thương lái.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến tháng 9/2015, đã có hơn 1.000 sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy. Với số lượng sản phẩm lớn như vậy, việc kiểm soát, kiểm tra mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn.

Giải thích lý do đầu tư trong thời điểm ngành chăn nuôi chịu sức ép cạnh tranh rất lớn khi Việt Nam tham gia TPP, ông Dương Ngọc Minh cho rằng, nếu đầu tư bài bản và giá thành thấp hơn thì không có gì phải lo ngại.

Những hào hứng khi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đàm phán thành công mới đây hiển hiện ở khắp mặt báo, phương tiện truyền thông.

Sự việc một số thương lái nhập khẩu tôm hùm giá rẻ về Việt Nam, sau đó tái xuất sang Trung Quốc đang đe dọa hàng loạt vùng nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ.

Ông Đoàn Trọng Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, cho biết hiện các doanh nghiệp đang tồn kho gần 2.000 tấn trà Ô long, do xuất khẩu sang lãnh thổ Đài Loan gặp khó khăn.