Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014
Ngày đăng: 06/06/2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

Đến nay, trên địa bàn huyện thả nuôi được 1.067,5 ha, đạt 85,4% kế hoạch. Trong đó tôm thẻ chân trắng 947,6 ha; tôm sú 119,9 ha (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quản canh cải tiến).

Từ đầu vụ đến nay có 590 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân tôm thẻ chân trắng đạt 05 tấn/ha; tôm sú đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 2.850 tấn, giá bán đầu vụ tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg/140.000 đồng đến nay giảm chỉ còn 80.000 đồng. Do giá tôm giảm nên đa phần người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.

Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm giảm, nhiều hộ thả nuôi tôm không theo đúng lịch thời vụ… đã gây thiệt hại 81,3 ha tôm nuôi, chiếm 7,61% diện tích ao nuôi, hầu hết tôm thiệt hại từ 1 đến 1,5 tháng tuổi; qua kết quả xét nghiệm của ngành chức năng, những mẫu tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng, đốm đen, hội chứng hoại tử gan tụy cấp...

Để đảm bảo ổn định và khống chế dịch bệnh không lây lan, lãnh đạo huyện yêu cầu cán bộ kỹ thuật và ngành chức năng kết hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh các vùng nuôi tôm, kịp thời hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả diện tích thiệt hại, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho diện tích còn lại và lấp vụ.

Các ngành, các địa phương tuyên truyền vận động người dân thường xuyên theo dõi các ao nuôi, báo cáo kịp thời với cán bộ kỹ thuật và ngành chuyên môn về dịch bệnh, tránh tình trạng xả nước dịch bệnh ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác sản xuất tự phát, thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất để người dân nâng cao trình độ quản lý và chăm sóc ao nuôi, bảo đảm vùng nuôi đạt năng suất, chất lượng, giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững và có hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Hàng Loạt Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Hàng Loạt Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)

Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).

23/06/2014
Vào Mùa Kinh Doanh Lúa Giống Vào Mùa Kinh Doanh Lúa Giống

ĐBSCL đang bước vào vụ gieo sạ lúa đông xuân 2014 - 2015. Đây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, nhiều nông dân tìm mua các loại giống tốt để đảm bảo chất lượng, kháng sâu bệnh và cũng để nhân giống cho các vụ lúa sau, nên hoạt động kinh doanh lúa giống đang vào cao điểm.

26/11/2014
Hướng Đi Mới Cho Ngành Cá Tra Hướng Đi Mới Cho Ngành Cá Tra

Những năm qua cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thế giới, sản lượng chiếm hơn 80% thị phần cá tra toàn cầu. Cá tra của Việt Nam được xuất đi 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt hơn 1,76 tỷ USD.

23/06/2014
Thanh Hóa Trồng 24,5 Ha Cà Chua Bi Xuất Khẩu Sang Liên Bang Nga Thanh Hóa Trồng 24,5 Ha Cà Chua Bi Xuất Khẩu Sang Liên Bang Nga

Vụ đông 2014 - 2015, Công ty CP Khoa học công nghiệp Việt Nam (trụ sở tại TP Hà Nội) ký hợp đồng với xã Định Bình (Yên Định - Thanh Hóa), quy hoạch và trồng 24,5 ha cà chua bi để lấy quả xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

26/11/2014
Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tập Trung Làm Giàu Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tập Trung

Đến trang trại chăn nuôi tập trung của gia đình anh Nguyễn Đình Giang ở thôn Trại Me, tôi thấy đây là một trang trại được đầu tư khá quy mô, bài bản. Trang trại được quây quanh bởi tường rào, hệ thống ao cá; khu vực chuồng trại chăn nuôi được quy hoạch tốt.

23/06/2014