Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.
Đến nay, trên địa bàn huyện thả nuôi được 1.067,5 ha, đạt 85,4% kế hoạch. Trong đó tôm thẻ chân trắng 947,6 ha; tôm sú 119,9 ha (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quản canh cải tiến).
Từ đầu vụ đến nay có 590 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân tôm thẻ chân trắng đạt 05 tấn/ha; tôm sú đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 2.850 tấn, giá bán đầu vụ tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg/140.000 đồng đến nay giảm chỉ còn 80.000 đồng. Do giá tôm giảm nên đa phần người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.
Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm giảm, nhiều hộ thả nuôi tôm không theo đúng lịch thời vụ… đã gây thiệt hại 81,3 ha tôm nuôi, chiếm 7,61% diện tích ao nuôi, hầu hết tôm thiệt hại từ 1 đến 1,5 tháng tuổi; qua kết quả xét nghiệm của ngành chức năng, những mẫu tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng, đốm đen, hội chứng hoại tử gan tụy cấp...
Để đảm bảo ổn định và khống chế dịch bệnh không lây lan, lãnh đạo huyện yêu cầu cán bộ kỹ thuật và ngành chức năng kết hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh các vùng nuôi tôm, kịp thời hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả diện tích thiệt hại, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho diện tích còn lại và lấp vụ.
Các ngành, các địa phương tuyên truyền vận động người dân thường xuyên theo dõi các ao nuôi, báo cáo kịp thời với cán bộ kỹ thuật và ngành chuyên môn về dịch bệnh, tránh tình trạng xả nước dịch bệnh ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước.
Ngoài ra, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác sản xuất tự phát, thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất để người dân nâng cao trình độ quản lý và chăm sóc ao nuôi, bảo đảm vùng nuôi đạt năng suất, chất lượng, giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững và có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.

Ở xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) nhiều hộ khá lên nhờ nuôi dê. Mô hình này đang được nhân rộng, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.