Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.
Đến nay, trên địa bàn huyện thả nuôi được 1.067,5 ha, đạt 85,4% kế hoạch. Trong đó tôm thẻ chân trắng 947,6 ha; tôm sú 119,9 ha (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quản canh cải tiến).
Từ đầu vụ đến nay có 590 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân tôm thẻ chân trắng đạt 05 tấn/ha; tôm sú đạt 3 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 2.850 tấn, giá bán đầu vụ tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg/140.000 đồng đến nay giảm chỉ còn 80.000 đồng. Do giá tôm giảm nên đa phần người nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.
Tuy nhiên, năm nay do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá tôm giảm, nhiều hộ thả nuôi tôm không theo đúng lịch thời vụ… đã gây thiệt hại 81,3 ha tôm nuôi, chiếm 7,61% diện tích ao nuôi, hầu hết tôm thiệt hại từ 1 đến 1,5 tháng tuổi; qua kết quả xét nghiệm của ngành chức năng, những mẫu tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng, đốm đen, hội chứng hoại tử gan tụy cấp...
Để đảm bảo ổn định và khống chế dịch bệnh không lây lan, lãnh đạo huyện yêu cầu cán bộ kỹ thuật và ngành chức năng kết hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh các vùng nuôi tôm, kịp thời hướng dẫn người dân khắc phục hậu quả diện tích thiệt hại, chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa cho diện tích còn lại và lấp vụ.
Các ngành, các địa phương tuyên truyền vận động người dân thường xuyên theo dõi các ao nuôi, báo cáo kịp thời với cán bộ kỹ thuật và ngành chuyên môn về dịch bệnh, tránh tình trạng xả nước dịch bệnh ra sông rạch làm ảnh hưởng đến môi trường nước.
Ngoài ra, ngành Nông nghiệp xây dựng kế hoạch hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác sản xuất tự phát, thường xuyên tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật trong sản xuất để người dân nâng cao trình độ quản lý và chăm sóc ao nuôi, bảo đảm vùng nuôi đạt năng suất, chất lượng, giúp người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững và có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ trong vòng 1 tháng thực hiện kế hoạch của Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang, đến nay, tại vùng trọng điểm nông nghiệp của huyện gồm các xã Quang Minh, Hùng An, Bằng Hành, Liên Hiệp, Việt Vinh và Kim Ngọc đã hoàn thành chỉ tiêu gieo cấy vụ Mùa. Các xã còn lại đang tích cực hoàn thành kế hoạch được giao.

Mấy năm gần đây cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi từ Bắc tới Nam với tổng diện tích lên tới 560.000ha. Được Bộ Công thương đưa vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ đô la, sắn là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau gạo và cà phê.

Đến nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được gần 50.000ha lúa Thu đông. Một số nơi xuống giống sớm như huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy… thì người dân đã bắt đầu thu hoạch khoảng 1.000ha, ước năng suất bình quân 4,7 tấn/ha.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, một số khoản vay được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu.

Được biết trong thời gian qua, Sở này cũng đã tham mưu cho UBND thành phố thực hiện hỗ trợ bảo hiểm tai nạn cho gần 3.000 thuyền viên làm việc trên các tàu cá có công suất từ 50 CV trở lên với kinh phí hơn 160 triệu đồng.