Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.
Đầu tư cho 1 bè nuôi khoảng 400 con cá giống trong thời gian 6 tháng, người nuôi cá phải chi số tiền vốn khoảng hơn 200 triệu đồng. Trong đó, mỗi ngày thức ăn cho cá tốn từ 500.000 đến 1 triệu đồng, tuỳ vào kích cỡ của cá.
Hiện nay, sản phẩm bán ra vẫn phụ thuộc vào người thu mua của tỉnh Kiên Giang, thời gian cao điểm cá có giá 110.000 đồng/kg, nhưng tại Hòn Chuối thường người nuôi chỉ bán được 80.000 đồng đến 90.000 đồng, đã vậy số lượng bán ra chỉ với số lượng ít vì người mua chỉ cân từ 1 tấn trở lại.
Theo thông tin từ người nuôi cá, nếu cá được bảo quản ôxy đưa vào bờ sẽ bán được giá cao, nhưng cư dân ở đây không có điều kiện đảm bảo. Hiện tại, họ đang rất cần ngành chức năng chia sẻ kinh nghiệm và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Bến Tre hiện có tổng diện tích 43.556ha nuôi trồng thủy sản, bao gồm tôm biển 32.106ha. Trong đó, tôm thâm canh, bán thâm canh 5.500ha (tôm sú 1.250ha, tôm thẻ chân trắng 4.250ha); tôm nuôi thả giống vụ 2 có diện tích khoảng 1.911ha. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục với tổng diện tích thiệt hại 1.322ha, chiếm 18% diện tích thả nuôi. Tôm chết có nhiều nguyên nhân nhưng hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính được xác định là nguyên nhân khá phổ biến cần đặc biệt quan tâm.

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp 64 ngàn cây giống ớt ngọt Hà Lan cho 20 hộ nông dân thuộc các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành và Tà Nung.

Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.

Thanh long là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận - điều đó không cần phải bàn cãi. Song, để giải “bài toán” tiêu thụ cho loại trái cây đặc sản lại là vấn đề mà bấy lâu nay địa phương cùng các ngành chức năng vẫn chưa có “đáp án” cụ thể…