Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Củ cải trắng nghịch mùa ở Long Sơn (Trà Vinh)

Củ cải trắng nghịch mùa ở Long Sơn (Trà Vinh)
Ngày đăng: 27/06/2015

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thêm thu nhập, một số nông dân ấp Huyền Đức đã mạnh dạn trồng củ cải trắng mùa nghịch. Nông dân Tạ Chiến Công, ấp Huyền Đức, xã Long Sơn đã tiến hành trồng củ cải trắng nghịch mùa trên đất giồng cát diện tích 0,2ha; sau 40 ngày trồng, năng suất ước đạt 10 tấn/ha.

Với giá thu mua củ cải vừa mới nhổ lên tại rẫy vào thời điểm này là 3.500 đồng/kg, thì ông Công thu được lợi nhuận gần 04 triệu đồng. Theo ông Công, trồng củ cải vào mùa nghịch tuy năng suất thấp hơn mùa thuận, nhưng nhẹ chi phí và công chăm sóc, lại bán có giá hơn mùa thuận. Thương lái Tạ Thị Thúy ấp Huyền Đức cho biết: Trước đây, bà chỉ thu mua sản phẩm dưa leo, khổ qua, cà tím, đậu các loại của nông dân trong ấp, hiện nay đầu ra củ cải trắng tương đối dễ tiêu thụ, nên bà thu mua luôn sản phẩm củ cải trắng của nông dân.

Giá củ cải trắng hiện nay dao động từ 2.000 - 3.500 đồng/kg. Bình quân bà thu mua khoảng 01 tấn rau củ quả các loại cung cấp cho thương lái chợ Trà Vinh. Củ cải trắng thời gian thu hoạch ngắn, nếu được mùa, được giá thì nông dân thu lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/ha.

Nông dân ấp Huyền Đức thu hoạch củ cải trắng

Củ cải trắng rất dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm. Cây củ cải phù hợp với những vùng đất tơi xốp, ẩm, rất thích hợp vùng đất giồng cát ở ấp Huyền Đức. Tuy củ cải không phải là cây màu chủ lực, nhưng thời gian gần đây, giá sản phẩm tương đối dễ tiêu thụ, một số nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng nhiều, có thể tận dụng các khoảnh đất sát nhà để trồng. Qua đó góp phần tăng thu nhập cho những hộ dân, nhất là những hộ có ít đất sản xuất.

Trước hiệu quả từ cây củ cải trắng nghịch mùa của nông dân ấp Huyền Đức, ông Kim Sô Phan, cán bộ nông nghiệp xã Long Sơn cho biết: Củ cải trắng là cây tương đối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế lại khá cao so với nhiều loại cây trồng khác, nhất là trồng vào mùa nghịch. Tuy trồng củ cải trắng vào mùa nghịch bán được giá nhưng năng suất thấp do thời tiết bất thường, lại xuất hiện bệnh thối củ. Do vậy, thời gian qua địa phương tăng cường công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân có biện pháp phòng trừ bệnh thối củ và sâu bệnh gây hại. Đến nay, toàn xã xuống giống được gần 20ha củ cải trắng mùa nghịch, năng suất bình quân đạt từ 10 - 15 tấn/ha, giá bán 3.500 đồng/kg, tăng từ 1.000 - 1.500 đồng/kg so với mùa thuận, lợi nhuận bình quân từ 15 - 20 triệu đồng/ha.

Quy trình kỹ thuật trồng cây củ cải trắng

- Thời vụ.

Củ cải trắng có thể trồng được nhiều vụ trong năm: vụ chính gieo hạt tháng 8 - 9; vụ muộn gieo hạt tháng 10 - 11; vụ xuân hè gieo hạt tháng 2 - 4. Củ cải trắng trồng vụ xuân hè nhanh cho thu hoạch nhất (khoảng 25 - 35 ngày) nhưng cho năng suất thấp.

- Chuẩn bị đất và gieo hạt

Cây củ cải trắng cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây củ cải trắng trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng.

- Gieo hạt: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1 - 2 ngày mới gieo hạt. Nếu gieo hàng thì tiến hành rạch hàng cách nhau 25 - 30cm, bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75 - 80%) để hạt nảy mầm tốt.

- Bón lót: Trồng củ cải trắng bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1 - 2 ngày. Nông dân cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn.

- Phòng trừ sâu bệnh.

Cây củ cải trắng rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ.

Để hạn chế sâu bệnh hại trên cây cải củ, cần chú ý: Không nên gieo 02 - 03 đợt củ cải trắng và các cây họ cải khác liên tục trên cùng một diện tích; ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới để phòng trừ; nồng độ, liều lượng, thời gian cách ly thuốc dùng đúng hướng dẫn trên bao bì gói thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Các Vựa Cam Kết Mua Dừa Của Nông Dân Bến Tre Các Vựa Cam Kết Mua Dừa Của Nông Dân Bến Tre

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

27/06/2012
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu Thoát Nghèo Nhờ Trồng Hoa Màu

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

12/01/2012
Được Mùa Ớt Được Mùa Ớt

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

29/06/2012
Toàn Tỉnh Có Hơn 170 Ha Tôm Nuôi Bị Chết Toàn Tỉnh Có Hơn 170 Ha Tôm Nuôi Bị Chết

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.

30/06/2012
Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình) Mô Hình Nuôi Lợn Sinh Sản Ở Thanh Hối (Hòa Bình)

Nông dân xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đầu tư phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

30/06/2012