Củ Ấu Dễ Bán

Một số nông dân xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chuyển sang trồng ấu với thu nhập cao gấp 4 – 5 lần trồng lúa.
Tiêu biểu là anh Dương Duy Linh, ấp Tân Long A, xã Tân Bình trồng 2ha ấu mỗi vụ thu lãi trên 250 triệu đồng.
Năm 2000, anh Linh đã thử trồng 0,2ha ấu. Vậy mà vụ đầu tiên thu lãi 16 triệu đồng. Phấn khởi, anh Linh chuyển toàn bộ số diện tích 2ha sang trồng ấu vụ xuân hè. Cây ấu sống trong nước phát triển rất nhanh, nhẹ công chăm sóc, thời gian bắt đầu trồng đến khi thu hoạch 3 tháng, thu hoạch kéo dài gần 3 tháng, cứ 8 – 10 ngày thu hoạch 1 lần, trung bình năng suất đạt từ 20 – 25 tấn/ha.
Hiện tại, 0,4 ha ấu của anh Linh đang thu hoạch và 1,6 ha chuẩn bị xuống giống, với giá thu mua ấu tươi từ 8.000 – 10.000 đ/kg. Sau khi trừ hết chi phí mỗi hecta ấu anh Linh thu lãi trên 100 - 120 triệu đồng/ha (mùa thuận), còn 150 – 200 triệu đồng/ha (mùa nghịch).
Theo anh, trồng ấu đầu ra ổn định, được thương lái Đồng Tháp, Tp. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu đến tận nơi thu mua…. Ngoài nguồn thu nhập từ ấu trái, anh Linh có được thu nhập mỗi vụ từ 50 – 80 triệu đồng từ việc bán ấu going.
Có thể bạn quan tâm

Hiện cả nước vẫn còn 2.535 xã khó khăn và các xã này đang gặp rất nhiều trở ngại trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đề xuất cần tăng vốn đầu tư, ban hành chính sách đặc thù cho các xã này.

Tối 28.11, tại TP Pleiku, TƯ. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức khai mạc Hội chợ Triển lãm nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2015.

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ hiện đại. Tuy nhiên, so với khối lượng xuất khẩu nông sản ngày càng tăng, tốc độ gia tăng của chế biến vẫn còn rất hạn chế. Chính điều này đã làm nông sản Việt Nam mất giá

Từ thực trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu, sau 5 năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang làm lúa chất lượng cao, rau an toàn, trồng rau sạch...

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NNPTNT, tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV sai cách khá nhiều, chủ yếu là do sử dụng quá liều, sử dụng thuốc ngoài danh mục cho phép hoặc không tuân thủ đúng thời gian cách ly…