CPI tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước

CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Riêng trong tháng 9/2015, trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,1%;
May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%;
Thuốc lá và dịch vụ y tế tăng 0,43%; Giáo dục tăng 1,24%; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,03%;
Hàng hóa và các dịch vụ khác tăng 0,19%.
Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%;
Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,68%; Giao thông giảm 3,17%; Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 giảm chủ yếu do các nguyên nhân:
Giá xăng được điều chỉnh giảm vào các ngày 19/8 và 3/9, trong đó giá xăng giảm 1.970 đồng/ lít, giá dầu diezel giảm 550 đồng/ lít, giá dầu hỏa giảm 830 đồng/ lít. Xăng dầu giảm làm cho nhóm giao thông giảm 3,17% góp phần giảm CPI chung của tháng 9 là 0,28%.
Từ ngày 1/9/2015 giá gas trong nước cũng điều chỉnh giảm 12.000 đồng/ bình 12 kg. Mức giá phổ biến ở mức 270.000 đồng/ bình 12 kg. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá gas liên tục giảm nhẹ với tổng mức giảm là 37.500 đồng/ bình 12kg.
Thời tiết chuyển mùa thu nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm chỉ số điện sinh hoạt giảm 0,32%. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào, cùng với giá xăng dầu giảm làm chi phí vận chuyển giảm nên chỉ số lương thực, thực phẩm giảm 0,14%.
Các yếu tố làm tăng CPI chủ yếu là do 25 tỉnh, thành phố Trung ương tăng học phí và nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào đầu năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24%, đóng góp vào CPI chung 0,07%.
Giá dịch vụ y tế một số tỉnh được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 làm cho chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,5% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê nhận định, lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng 9 giảm so với tháng trước. CPI tháng 9/2015 so với tháng 12 năm trước cũng tăng thấp nhất trong 10 năm qua với mức tăng dưới 1%.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.

Theo Quyết định này, Nhà nước có nhiệm vụ định hướng, khuyến khích xây dựng vùng nguyên liệu đồng thời có chính sách ưu đãi để tạo động lực thúc đẩy mở rộng quy mô vùng nguyên liệu; Chia sẻ rủi ro và hài hòa lợi ích giữa thương nhân và nông dân; gắn kết lợi ích với trách nhiệm của các bên trong quan hệ liên kết.

Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ góp phần cung cấp các giống, cây con mới cho bà con nông dân, mà còn từng bước đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng được ngành chức năng của tỉnh chủ động triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Trái ngược với xu hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm vừa qua, trong tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong ngành nông nghiệp đều có sự sụt giảm đáng kể, đặc biệt là các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành như: thủy sản, gạo, càphê, gỗ, hạt tiêu…

Tăng được dư nợ thêm gần 100 tỷ đồng trong năm 2014 có thể coi là một thành công lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Bắc Kạn. Trong đó, vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn tỉnh.