Công Văn Số 1787/BNN-QLCL: Tăng Cường Kiểm Soát Ethoxyquin Trong Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản Và Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 13/6/2012, Bộ NNPTNT ban hành Công văn số 1787/BNN-QLCL về việc tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thủy sản và thức ăn thủy sản.
Theo đó, Bộ NNPTNT yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và NK) báo cáo Bộ trước ngày 15/8/2012, đồng thời đề xuất và trình Bộ xem xét quy định mức giới hạn tối đa cho phép của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, các biện pháp kiểm soát việc sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và khuyến cáo cơ sở nuôi cách thức sử dụng, ngừng sử dụng thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin phù hợp.
Tổng cục Thủy sản thông báo và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa thành phần Ethoxyquin công bố về thành phần và hàm lượng Ethoxyquin trên nhãn sản phẩm theo quy định của Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) phổ biến, hướng dẫn các DN chế biến thủy sản có biện pháp kiểm soát Ethoxyquin phù hợp nhằm đáp ứng quy định của thị trường NK. NAFIQAD phải hoàn thiện phương pháp phân tích Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản để phổ biến, thống nhất áp dụng trong kiểm tra các lô hàng thủy sản XK tại các đơn vị trực thuộc và hoạt động tự kiểm soát của các DN, đồng thời làm việc và đề nghị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản rà soát, sửa đổi quy định về giới hạn cho phép của Ethoxyquin trong thực phẩm thủy sản dựa trên đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
VASEP phổ biến, hướng dẫn các DN chế biến thủy sản chủ động bổ sung các biện pháp kiểm soát Ethoxyquin vào chương trình quản lý chất lượng của DN nhằm đáp ứng quy định của thị trường NK, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời phối hợp với Hiệp hội NK thủy sản Nhật Bản có văn bản kiến nghị Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi, Bộ NN và cơ quan chức năng của Nhật Bản xem xét sửa đổi về mức giới hạn tối đa cho phép đối với hóa chất kháng sinh trong thực phẩm thủy sản dựa trên đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Như NNVN ngày 9/10 đã thông tin trong bài: "Không có chuyện rau quả VN có nguy cơ cấm XK sang EU", trong đó, ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 3 lô hàng rau gia vị của VN gồm húng quế, ớt, cần tây, khổ qua (mướp đắng) và ngò gai xuất sang EU bị phát hiện nhiễm các loại côn trùng gây hại, đa số là nhiễm ruồi đục quả.

Hiệp hội Trái cây VN (Vinafruits) cho biết, mặc dù các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc..., liên tục mở cửa cho trái cây tươi của VN, thế nhưng sản lượng XK vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Xin được nói luôn, “ngơ ngơ đội nón” chính là những “cô” bò sữa, những thí sinh tham dự cuộc thi hoa hậu bò sữa, được tổ chức bởi Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi này đang gây tranh cãi bởi chính cái tên của nó: “Hoa hậu”. Người thì cho rằng, cuộc thi hoa hậu trên đất nước này chỉ có một, đó là dành cho người, chứ còn “bò thì hoa hậu cái gì!”.

Đặc biệt, giá tôm thẻ chân trắng tính đến thời điểm hiện tại giảm trung bình từ 15 – 20 ngàn đồng/kg tùy loại. Ở Cà Mau, hiện giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con giá 100 ngàn đồng/kg, loại 70 con giá 120 ngàn đồng/kg. Giá tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng chênh lệch không đáng kể.

Trước tình trạng một số diện tích ruộng sản xuất kém hiệu quả hoặc không sản xuất trong vụ hè thu ở vùng thấp trũng, gần đây, người dân các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Diễn Châu, Yên Thành, Ðô Lương (Nghệ An) đã chuyển đổi sang nuôi cá vụ ba. Với hình thức chuyển đổi này, bước đầu đem lại hiệu quả tốt.