Công Văn Số 1787/BNN-QLCL: Tăng Cường Kiểm Soát Ethoxyquin Trong Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản Và Thức Ăn Thủy Sản

Ngày 13/6/2012, Bộ NNPTNT ban hành Công văn số 1787/BNN-QLCL về việc tăng cường kiểm soát Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thủy sản và thức ăn thủy sản.
Theo đó, Bộ NNPTNT yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra, rà soát lập danh mục các sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin (cả sản xuất trong nước và NK) báo cáo Bộ trước ngày 15/8/2012, đồng thời đề xuất và trình Bộ xem xét quy định mức giới hạn tối đa cho phép của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, các biện pháp kiểm soát việc sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản và khuyến cáo cơ sở nuôi cách thức sử dụng, ngừng sử dụng thức ăn thủy sản có chứa Ethoxyquin phù hợp.
Tổng cục Thủy sản thông báo và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đăng ký lưu hành sản phẩm thức ăn thủy sản có chứa thành phần Ethoxyquin công bố về thành phần và hàm lượng Ethoxyquin trên nhãn sản phẩm theo quy định của Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ NNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) phổ biến, hướng dẫn các DN chế biến thủy sản có biện pháp kiểm soát Ethoxyquin phù hợp nhằm đáp ứng quy định của thị trường NK. NAFIQAD phải hoàn thiện phương pháp phân tích Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản để phổ biến, thống nhất áp dụng trong kiểm tra các lô hàng thủy sản XK tại các đơn vị trực thuộc và hoạt động tự kiểm soát của các DN, đồng thời làm việc và đề nghị Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản rà soát, sửa đổi quy định về giới hạn cho phép của Ethoxyquin trong thực phẩm thủy sản dựa trên đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
VASEP phổ biến, hướng dẫn các DN chế biến thủy sản chủ động bổ sung các biện pháp kiểm soát Ethoxyquin vào chương trình quản lý chất lượng của DN nhằm đáp ứng quy định của thị trường NK, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời phối hợp với Hiệp hội NK thủy sản Nhật Bản có văn bản kiến nghị Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi, Bộ NN và cơ quan chức năng của Nhật Bản xem xét sửa đổi về mức giới hạn tối đa cho phép đối với hóa chất kháng sinh trong thực phẩm thủy sản dựa trên đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, các vùng trồng ớt trên địa bàn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang vào đầu vụ thu hoạch nên sản lượng ớt chưa nhiều. Tuy nhiên điều đáng mừng là giá ớt đang nằm ở mức 45.000 - 48.000 đồng/kg, là giá ớt cao nhất trong những năm gần đây. Với mức giá ớt hiện nay, nông dân nào có ruộng ớt sắp thu hoạch coi như có lãi hàng trăm triệu đồng chỉ với vài công (mỗi công bằng 1.000m2) ớt.

Từ lâu, ở Bảo Thắng (Lào Cai) đã hình thành các vùng cây ăn quả như na, nhãn, táo… có tiếng trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Doanh nghiệp thủy sản hiện đang tăng cường thu mua tôm nguyên liệu trong nước đã đẩy giá tôm thương phẩm nhích lên chút ít, song chưa khiến người nuôi bớt lo lắng, bởi lãi không nhiều và tình trạng “treo ao” vẫn xảy ra.

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIII, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát về tình hình tiêu thụ nông sản và những giải pháp thúc đẩy hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm thời gian qua.

Tại hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 36 của Chính phủ và Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT về cá tra, rất nhiều ý kiến của người trong cuộc đưa ra, trong đó, không ít ý kiến trái chiều.