Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn triển khai mô hình trồng cây dược liệu

Theo đó, Công ty sẽ quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ (mật ong, sa nhân, ươi, trám, xoay, mây, măng, lan đất, hoàng đằng, mật nhân) trên diện tích 10.000 ha do Công ty quản lý.
Đối với mô hình trồng cây dược liệu trên 50 ha có các loại cây: giảo cổ lam, đinh lăng, cứt chuột, hoàng đằng, sa nhân tím;
Trong đó mô hình điểm do Công ty thực hiện trên 10 ha, phần còn lại Công ty làm đầu mối tiếp nhận các nguồn đầu tư, hỗ trợ các hộ dân triển khai.
Trước đó, trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN&PTNT) triển khai, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giảo cổ lam tại vườn thực nghiệm của Công ty.
Kết quả đánh giá vào cuối năm 2014 cho thấy, cây sinh trưởng tốt, tỉ lệ sống đạt 95-96%.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở Vĩnh Sơn cũng đã trồng giảo cổ lam.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu năm nay, xã Nam Tân (Nam Đàn - Nghệ An) đưa vào sản xuất 75 ha dưa đỏ. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa đã cho thu hoạch với năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.
Hưởng ứng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Trần Văn Hành (dân tộc Sán Dìu) ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã không ngừng lao động sáng tạo và thực hiện thành công quy trình sản xuất cho quả vải thiều ra quả trong thân – “vải thiều nho”.

Hơn 414.000ha trái cây các loại với sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn mỗi năm, vùng Nam Bộ được mệnh danh là nơi sản xuất và xuất khẩu trái cây chủ lực của cả nước. Mấy năm gần đây việc sản xuất trái cây được ngành chức năng quan tâm, nhiều địa phương xem trái cây là thế mạnh đột phá giúp nông dân làm giàu; nhờ đó mà diện tích trái cây tăng nhanh.

Dự báo trong mùa mưa năm nay, nông dân sẽ đổ xô trồng cây đinh lăng bởi giá trị kinh tế của nó vượt xa so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên Bình Phước hiện nay vẫn chưa chọn được loại giống đinh lăng nào phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh.