Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn
Hiện Công ty TNHH Hùng Cá là công ty nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra hàng đầu ở Việt Nam, với 02 nhà máy chế biến, 01 nhà máy sản xuất thức ăn và vùng nuôi có tổng diện tích hơn 700 ha (là một trong những công ty có vùng nuôi lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Hùng Cá đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất.
Từ đó, tạo được những sản phẩm uy tín, chất lượng cao trên thị trường thế giới. Các tiêu chuẩn quốc tế Công ty đang áp dụng hiện nay là: HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP và ASC.
Đối với Quy phạm thực hành NTTS tốt do Việt Nam xây dựng (VietGAP), năm 2013, Công ty TNHH Hùng Cá tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu VietGAP Thủy sản của Việt Nam bằng chính sách đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng nuôi lớn của công ty.
Đến ngày 25/6/2014, Công ty Hùng Cá đã vinh dự được cấp chứng nhận VietGAP cho 04 vùng nuôi có tổng diện tích mặt nước là 104,8 ha và tổng sản lượng dự kiến là 41.800 tấn: 1-Trang trại NTTS Hùng Cá, diện tích 25 ha (tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 2-Trang trại NTTS Cầu Tổng Đài, diện tích 16,7 ha (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 3-Trang trại NTTS Tân Hội Trung, diện tích 35 ha (xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); 4-Trang trại NTTS Mỹ Hiệp, diện tích 28.1 ha (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo ông Trần Văn Hùng (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá), hiện Công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chương trình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu trong tương lai toàn bộ diện tích vùng nguyên liệu cá tra được cấp chứng nhận VietGAP.
Qua đó, khẳng định được chất lượng sản phẩm, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Công ty Hùng Cá luôn hướng đến khách hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, nhất là quảng bá cho hình ảnh "con cá Tra của Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, để thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Công ty Nestle’ Việt Nam hỗ trợ 50% giá mua cà phê giống cho người dân tại các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai.

Khi giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động (vào thời điểm đầu niên vụ thu hoạch thường có mức giá thấp và tăng lên ở những tháng giữa năm) là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp và hộ tư nhân thu mua tạm trữ cà phê kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này nếu không nắm bắt thời điểm mua - bán và việc bảo quản cà phê thiếu hợp lý cũng dễ trở thành “dao hai lưỡi”…

Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.

Nông dân Đà Nẵng đang rầm rộ xuống đồng thu hoạch vụ hè thu trong tâm trạng phấn chấn khi công sức của họ được đền đáp xứng đáng. Trên các cánh đồng lúa vàng rực, đều tăm tắp, bông chắc, hạt mẩy, nông dân không phải tất bật chạy đua với mưa lũ như các năm trước. Đã chấm dứt cảnh phụ nữ giăng hàng cúi gập mình trên ruộng gặt lúa mà đã có máy gặt đập liên hợp đảm nhận, nông dân chỉ việc chất những bao lúa to lên ô-tô chở về.

Hiện mỗi sào (1.000m2) bắp sú tim, nhà vườn thu về không dưới 40 triệu đồng/vụ tiền lãi sau khi đã trừ mọi chi phí đầu tư. Trong khi đó, các loại bắp sú thường khác có giá chỉ chưa tới 4.000đ/kg. Tuy vậy, với giá bán này người làm bắp sú cũng đã có lãi.