Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn
Hiện Công ty TNHH Hùng Cá là công ty nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra hàng đầu ở Việt Nam, với 02 nhà máy chế biến, 01 nhà máy sản xuất thức ăn và vùng nuôi có tổng diện tích hơn 700 ha (là một trong những công ty có vùng nuôi lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Hùng Cá đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất.
Từ đó, tạo được những sản phẩm uy tín, chất lượng cao trên thị trường thế giới. Các tiêu chuẩn quốc tế Công ty đang áp dụng hiện nay là: HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP và ASC.
Đối với Quy phạm thực hành NTTS tốt do Việt Nam xây dựng (VietGAP), năm 2013, Công ty TNHH Hùng Cá tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu VietGAP Thủy sản của Việt Nam bằng chính sách đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng nuôi lớn của công ty.
Đến ngày 25/6/2014, Công ty Hùng Cá đã vinh dự được cấp chứng nhận VietGAP cho 04 vùng nuôi có tổng diện tích mặt nước là 104,8 ha và tổng sản lượng dự kiến là 41.800 tấn: 1-Trang trại NTTS Hùng Cá, diện tích 25 ha (tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 2-Trang trại NTTS Cầu Tổng Đài, diện tích 16,7 ha (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 3-Trang trại NTTS Tân Hội Trung, diện tích 35 ha (xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); 4-Trang trại NTTS Mỹ Hiệp, diện tích 28.1 ha (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo ông Trần Văn Hùng (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá), hiện Công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chương trình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu trong tương lai toàn bộ diện tích vùng nguyên liệu cá tra được cấp chứng nhận VietGAP.
Qua đó, khẳng định được chất lượng sản phẩm, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Công ty Hùng Cá luôn hướng đến khách hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, nhất là quảng bá cho hình ảnh "con cá Tra của Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, Cty xây dựng đề án cánh đồng lớn từ nay đến năm 2020 sẽ bao tiêu khoảng 20%/khoảng 78.000 ha đất sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, Cty sẽ triển khai thực hiện trên 1.200 ha trong vụ đông xuân 2014-2015 và đã được Cty CP BVTV An Giang và Cty Hợp Trí nhất trí liên kết thực hiện.

Anh Thái Minh Tân, Bí thư xã Tân Khánh Trung - nơi đang trồng hơn 200ha cam các loại, trong đó hơn 50% diện tích trồng cam xoàn - cho biết, hiện tại địa phương, cây cam xoàn đang phát triển mạnh, và thu hoạch sau 2-3 năm. Đây là loại cây dễ trồng nếu được chăm sóc kỹ.

Nổi bật là mô hình trồng mới 30 ha bưởi đặc sản Bạch Đằng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, có 118 hộ tham gia; dự án vườn bưởi công nghệ cao diện tích 15 ha, kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng, có 15 hộ tham gia; dự án trồng bưởi theo hướng VietGAP, kinh phí 500 triệu đồng, có 5 hộ tham gia...

Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, từng bước nâng cao mức sống, giải quyết việc làm, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Phú Giáo vừa tổ chức giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nguồn ngân sách tỉnh ủy thác năm 2014.

Ông Lê Văn Gần (ấp Tân Thành, xã Phú Tân, Cà Mau) đang đấu tranh với 2 ao tôm nuôi TTCT đang ở kích cỡ thu hoạch. Nhưng TTCT ở mức 75.000 - 80.000 đồng/kg trong thời gian qua thì việc nuôi phá huề là thành công với ông. Ông cho biết: “Tính toán cho ao nuôi tiếp theo trên TTCT và tôm sú thì đa số nhất trí thả nuôi tôm sú với số lượng 30.000 con/ao 2.500 m2.