Công Ty TNHH Hùng Cá Đã Đạt Được Chứng Nhận VietGAP

Ngày 25/6/2014, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Thủy sản Việt Nam đã ký Quyết định số 09/QĐ-FITES, chứng nhận VietGAP 04 vùng nuôi của Công ty TNHH Hùng Cá, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 104,8 ha, sản lượng dự kiến 41.800 tấn
Hiện Công ty TNHH Hùng Cá là công ty nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra hàng đầu ở Việt Nam, với 02 nhà máy chế biến, 01 nhà máy sản xuất thức ăn và vùng nuôi có tổng diện tích hơn 700 ha (là một trong những công ty có vùng nuôi lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long).
Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Hùng Cá đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được nguồn nguyên liệu ổn định, giám sát nghiêm ngặt quá trình sản xuất.
Từ đó, tạo được những sản phẩm uy tín, chất lượng cao trên thị trường thế giới. Các tiêu chuẩn quốc tế Công ty đang áp dụng hiện nay là: HACCP, BRC, HALAL, ISO 22000, IFS, GLOBAL GAP và ASC.
Đối với Quy phạm thực hành NTTS tốt do Việt Nam xây dựng (VietGAP), năm 2013, Công ty TNHH Hùng Cá tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu VietGAP Thủy sản của Việt Nam bằng chính sách đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP cho các vùng nuôi lớn của công ty.
Đến ngày 25/6/2014, Công ty Hùng Cá đã vinh dự được cấp chứng nhận VietGAP cho 04 vùng nuôi có tổng diện tích mặt nước là 104,8 ha và tổng sản lượng dự kiến là 41.800 tấn: 1-Trang trại NTTS Hùng Cá, diện tích 25 ha (tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 2-Trang trại NTTS Cầu Tổng Đài, diện tích 16,7 ha (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp); 3-Trang trại NTTS Tân Hội Trung, diện tích 35 ha (xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp); 4-Trang trại NTTS Mỹ Hiệp, diện tích 28.1 ha (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Theo ông Trần Văn Hùng (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá), hiện Công ty vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chương trình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP với mục tiêu trong tương lai toàn bộ diện tích vùng nguyên liệu cá tra được cấp chứng nhận VietGAP.
Qua đó, khẳng định được chất lượng sản phẩm, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Công ty Hùng Cá luôn hướng đến khách hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, nhất là quảng bá cho hình ảnh "con cá Tra của Việt Nam".
Có thể bạn quan tâm

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

Ths Nguyễn Văn Tạo, Trưởng phòng Sản xuất hạt giống (Viện Lúa ĐBSCL), cho biết, trong những ngày qua đại diện các DN, đại lý bán giống và nông dân trong vùng liên tục đến liên hệ đặt mua lúa giống. Xu hướng chọn giống sản xuất cho vụ ĐX sắp tới đang chuyển hướng theo nhu cầu thị trường gạo hạt dài, mềm cơm. Các DN và nông dân chủ yếu đặt hàng những giống lúa chất lượng cao, lúa thơm.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố kết quả của cuộc thanh tra gạo trên toàn quốc do thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng Panadda Diskul dẫn đầu tiến hành cho thấy chỉ có 10% trong tổng số 18 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia là có chất lượng tốt, Bưu điện Bangkok đưa tin.

Theo Ban chỉ đạo Ngăn chặn việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản tỉnh Kiên Giang, trong năm 2013, các ngành chức năng đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp đưa tạp chất vào tôm.

Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.