Công ty nhập khẩu tôm của Đức khởi xướng dự án sản xuất tôm sạch

Dự án được công bố năm ngoái và đến thời điểm hiện tại, có 4 dự án dài hạn đã được thực hiện.
Trọng tâm của Clean Shrimp là phát triển nguồn cung bền vững cho công ty cũng như cải thiện tình hình xã hội và môi trường ở nước cung cấp.
Ở Ấn Độ, nhóm này đang có mục đích chuyển đổi sản xuất tôm sú truyền thống sang quy trình tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ cũng như cải thiện xã hội trong cộng đồng người nuôi.
Ở Argentina, công ty đã phát động 1 dự án cải thiện khai thác đối với tôm đỏ với mục đích đạt được chứng nhận MSC cho ngành này.
Ristic cũng đang thực hiện dự án bảo tồn rừng ngập mặn ở Costa Rica. Rất nhiều dự án khác đang được tiến hành tuy nhiên công ty hiện tập trung vào các dự án ở Ấn Độ, Argentina và Costa Rica.
Ristic đang kêu gọi sự hợp tác của các công ty khác để có thể đạt được những thành công lớn hơn.
Nhận thức về tôm sản xuất bền vững đã tăng dần trong thập kỷ qua. Việc tuân thủ những quy định về môi trường và xã hội đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.
Với 250 nhân viên, khách hàng chủ yếu của Ristic là các nhà bán lẻ châu Âu tuy nhiên công ty cũng XK các sản phẩm đông lạnh vào Mỹ từ Costa Rica.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, người ta thường nghĩ đến cà phê, trà, dâu tằm… Thế nhưng, “Lúa gạo Cát Tiên” là sản phẩm nông nghiệp thứ năm của tỉnh Lâm Đồng được cấp giấy chứng nhận thương hiệu.

Lễ hội Tịch điền vào mỗi mùa xuân dưới chân núi Đọi (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) có ý nghĩa nhắc chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp bền vững của nông nghiệp trong thời đại ngày nay.

Ngày 6/2, nhiều nông dân tỉnh Sóc Trăng ra đồng thu hoạch lúa Đông xuân chính vụ. Nhờ thời tiết thuận lợi, lúa cho năng suất cao và bán được giá nên nông dân rất phấn khởi.

Giá bán cà phê nhân của nông dân ở thị trường nội địa hiện đang ở mức 34.900 đồng/kg tăng gần 1.400 đồng/kg so với tuần trước (28-1-2014), nhưng nguồn cung trên thị trường vẫn khan hiếm do nông dân giảm lượng bán ra thị trường.

Nếu như ở các nước Brazil, Thái Lan… trong canh tác mía, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 80 - 90% thì tại Việt Nam, tỉ lệ cơ giới hóa hiện chỉ ở mức 10 - 20%, chủ yếu ở khâu làm đất.