Công ty nhập khẩu tôm của Đức khởi xướng dự án sản xuất tôm sạch

Dự án được công bố năm ngoái và đến thời điểm hiện tại, có 4 dự án dài hạn đã được thực hiện.
Trọng tâm của Clean Shrimp là phát triển nguồn cung bền vững cho công ty cũng như cải thiện tình hình xã hội và môi trường ở nước cung cấp.
Ở Ấn Độ, nhóm này đang có mục đích chuyển đổi sản xuất tôm sú truyền thống sang quy trình tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ cũng như cải thiện xã hội trong cộng đồng người nuôi.
Ở Argentina, công ty đã phát động 1 dự án cải thiện khai thác đối với tôm đỏ với mục đích đạt được chứng nhận MSC cho ngành này.
Ristic cũng đang thực hiện dự án bảo tồn rừng ngập mặn ở Costa Rica. Rất nhiều dự án khác đang được tiến hành tuy nhiên công ty hiện tập trung vào các dự án ở Ấn Độ, Argentina và Costa Rica.
Ristic đang kêu gọi sự hợp tác của các công ty khác để có thể đạt được những thành công lớn hơn.
Nhận thức về tôm sản xuất bền vững đã tăng dần trong thập kỷ qua. Việc tuân thủ những quy định về môi trường và xã hội đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.
Với 250 nhân viên, khách hàng chủ yếu của Ristic là các nhà bán lẻ châu Âu tuy nhiên công ty cũng XK các sản phẩm đông lạnh vào Mỹ từ Costa Rica.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới trồng thí nghiệm ở Cà Mau ba loại cây, trong đó có cây chà là ăn trái rất có hiệu quả...

Hai bàn tay trắng, dắt díu vợ con chọn vùng đất nhiễm phèn nặng giữa Tứ giác Long Xuyên để mưu sinh, vậy mà bây giờ Phan Thành Tiến, ở ấp Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã trở thành tỷ phú. Bí quyết gì? Tất cả nhờ vào cây khoai lang tím Nhật

Cách đây hơn 10 năm, như nhiều ND ở Chợ Gạo (Tiền Giang), vợ chồng chị Trần Thị Kim Hoàng ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh chỉ nuôi ít heo nái sinh sản bán giống cho cô, bác trong ấp.

Phần lớn hệ thống kênh mương trên địa bàn tỉnh là kênh đất, nên hiệu quả tưới tiêu mang lại không cao, gây thất thoát lượng nước khá lớn trong quá trình vận hành, tưới tiêu.

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).