Công ty Mía đường Nghệ An hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2015

Cụ thể, bà con sẽ được vay tiền mua giống từ vùng sạch bệnh với mức 15 triệu đồng/1ha, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu đồng/1ha. Các giống sạch và kháng bệnh được ưu tiên bao gồm QD93-159, ROC10, ROC16… Ngoài ra Công ty còn cho vay 6 triệu đồng/máy phun thuốc và 25 triệu đồng/máy canh tác loại nhỏ.
Vốn vay sẽ được tính lãi suất ưu đãi mức 0,60%/tháng kể từ khi nhận vốn vay đến ngày bắt đầu vụ ép 2016 - 2017 nếu bà con cung cấp đủ mía để trả nợ. Riêng tiền vay mua máy cày nhỏ và máy phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ không tính lãi suất.
Ngoài ra, đối với 100ha đất khai hoang và chuyển đổi từ diện tích trồng cây công nghiệp như keo, cam, chanh sang trồng mía…sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/1ha; chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng mía được hỗ trợ 2 triệu đồng/1ha.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn giống chất lượng cao, nước tưới dồi dào, chú trọng đầu tư thâm canh nên 3 tháng nay 7 sào lúa hè thu trên cánh đồng Cồn Mồ của anh Tám Duy Vinh ở huyện Duy Xuyên sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Đồng Tháp nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên đã dần thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả, có hộ thu nhập gần 800 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Theo báo cáo của ngành chức năng, dịch lở mồm long móng tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) được phát hiện vào ngày 24-6, mặc dù huyện đã tích cực chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các cơ sở tích cực phòng chống, tuy nhiên đến nay dịch bệnh không thuyên giảm mà tiếp tục gia tăng nhanh.

Các nghiên cứu cho thấy, thất thoát sau thu hoạch lúa mỗi năm ở ĐBSCL khoảng 635 triệu USD. Ngoài ra, do khâu phơi sấy và tồn trữ lúa gạo chưa đáp ứng quy trình đã làm giảm giá trị hạt gạo Việt Nam.