Công ty Mía đường Nghệ An hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2015

Cụ thể, bà con sẽ được vay tiền mua giống từ vùng sạch bệnh với mức 15 triệu đồng/1ha, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu đồng/1ha. Các giống sạch và kháng bệnh được ưu tiên bao gồm QD93-159, ROC10, ROC16… Ngoài ra Công ty còn cho vay 6 triệu đồng/máy phun thuốc và 25 triệu đồng/máy canh tác loại nhỏ.
Vốn vay sẽ được tính lãi suất ưu đãi mức 0,60%/tháng kể từ khi nhận vốn vay đến ngày bắt đầu vụ ép 2016 - 2017 nếu bà con cung cấp đủ mía để trả nợ. Riêng tiền vay mua máy cày nhỏ và máy phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ không tính lãi suất.
Ngoài ra, đối với 100ha đất khai hoang và chuyển đổi từ diện tích trồng cây công nghiệp như keo, cam, chanh sang trồng mía…sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/1ha; chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng mía được hỗ trợ 2 triệu đồng/1ha.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo về Chiến lược phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, ông Lê Phong Hải - nguyên Giám đốc Sở đánh giá cao mô hình nuôi tôm - lúa của ba huyện biển.

Đi vào hoạt động từ tháng 8/2013, Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam đã ổn định sản xuất và tăng cường công tác xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Bờ biển Phú Yên dài 189km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo, đầm, vịnh lớn như đầm Cù Mông (2.600ha), vịnh Xuân Đài (13.800ha), đầm Ô Loan (1.570ha), vịnh Vũng Rô (1.640ha).

Hiện nay, Đồng Nai có tổng đàn chim cút, chim yến khá nhiều và một lượng bồ câu lớn nuôi rải rác. Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, nhiều cơ sở, trang trại nuôi đang lo lắng tìm biện pháp phòng, chống dịch cho đàn chim cút và chim yến.

Giá tôm càng xanh ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang tăng mạnh, thương lái mua tại ruộng giá 280.000 đ/kg, loại 30 con/kg, tăng 90.000 đ/kg so với thời điểm thu hoạch rộ (tháng 11/2013) và tăng 45.000 đ/kg so với thời điểm Tết Nguyên đán.