Công ty Mía đường Nghệ An hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2015

Cụ thể, bà con sẽ được vay tiền mua giống từ vùng sạch bệnh với mức 15 triệu đồng/1ha, trong đó hỗ trợ không hoàn lại 1,5 triệu đồng/1ha. Các giống sạch và kháng bệnh được ưu tiên bao gồm QD93-159, ROC10, ROC16… Ngoài ra Công ty còn cho vay 6 triệu đồng/máy phun thuốc và 25 triệu đồng/máy canh tác loại nhỏ.
Vốn vay sẽ được tính lãi suất ưu đãi mức 0,60%/tháng kể từ khi nhận vốn vay đến ngày bắt đầu vụ ép 2016 - 2017 nếu bà con cung cấp đủ mía để trả nợ. Riêng tiền vay mua máy cày nhỏ và máy phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ không tính lãi suất.
Ngoài ra, đối với 100ha đất khai hoang và chuyển đổi từ diện tích trồng cây công nghiệp như keo, cam, chanh sang trồng mía…sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/1ha; chuyển đổi đất trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng mía được hỗ trợ 2 triệu đồng/1ha.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã ươm được 4 triệu cây giống, đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng năm 2015.

Những năm qua, Sóc Trăng không chỉ phấn đấu tăng năng suất lúa mà còn tập trung phát triển lúa đặc sản, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân. Qua đó, đời sống của hàng chục nghìn hộ dân trồng lúa đặc sản không ngừng được nâng lên.

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.