Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…
Trước nguy cơ vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tiếp tục bị thu hẹp, Công ty mía đường Trà Vinh phối hợp với chính quyền địa phương vừa triển khai chính sách hỗ trợ vốn cho người trồng mía trong niên vụ 2014 -2015 tới.
Theo đó, những hộ trồng mía trên địa bàn tỉnh khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty ngay từ đầu vụ mỗi ha sẽ được đầu tư từ 8 – 10 tấn mía giống mới, 2.600 kg phân các loại; 25 - 35kg thuốc bảo vệ thực vật và 12 triệu đồng.
Công ty đầu tư tín chấp đối với những hộ có hợp đồng có giá trị dưới 20 triệu đồng và thế chấp đối với những hợp đồng có giá trị trên 20 triệu đồng. Lãi suất các khoản đầu tư sẽ được áp dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở từng thời điểm. Đến kỳ thu hoạch, Công ty sẽ thu hồi vốn và cam kết mua hết mía nguyên liệu theo giá thị trường, đảm bảo không thấp hơn giá mua của các nhà máy đường trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Hiền, Giám đốc Công ty mía đường Trà Vinh cho biết thêm: “Theo dự báo của nhiều chuyên gia, giá mía không tăng trong thời gian tới. Do đó để nông dân sản xuất có lãi, công ty cung cấp giống, phân vi sinh do công ty sản xuất, không tính lãi và hỗ trợ 100.000 đồng/tấn theo hợp đồng đã ký. Và công ty cho vay 2 triệu đồng/ha để chăm sóc và thu hoạch. Về phía công ty thực hiện phương chăm sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, mua mía kịp thời cho người trồng mía”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.

Trái với tình hình thị trường ảm đạm hồi cuối năm ngoái, khoảng hơn một tháng nay, nhà vườn ở “vương quốc sầu riêng” của Tiền Giang, gồm các xã Long Trung, Tam Bình, Ngũ Hiệp (H.Cai Lậy)... rất vui mừng vì mùa sầu riêng nghịch vụ vừa trúng mùa, lại trúng đậm giá.

Cụ thể là các vùng nguyên liệu sản xuất giống jasmine; giống gạo trắng, chất lượng cao; giống đặc sản (như ST, nàng thơm chợ Đào... hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa, không đủ hàng xuất khẩu); giống nếp, giống hạt tròn (nhu cầu các nước Đông Á và châu Âu rất cao) và giống chất lượng trung bình, thấp.

Với diện tích rừng tương đối lớn, Việt Nam có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài LSNG chưa được khai thác, bảo tồn hiệu quả, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Tuy nhiên, sản xuất lúa, gạo đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; thị trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đất sản xuất lúa bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác…