Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…
Trước nguy cơ vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tiếp tục bị thu hẹp, Công ty mía đường Trà Vinh phối hợp với chính quyền địa phương vừa triển khai chính sách hỗ trợ vốn cho người trồng mía trong niên vụ 2014 -2015 tới.
Theo đó, những hộ trồng mía trên địa bàn tỉnh khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty ngay từ đầu vụ mỗi ha sẽ được đầu tư từ 8 – 10 tấn mía giống mới, 2.600 kg phân các loại; 25 - 35kg thuốc bảo vệ thực vật và 12 triệu đồng.
Công ty đầu tư tín chấp đối với những hộ có hợp đồng có giá trị dưới 20 triệu đồng và thế chấp đối với những hợp đồng có giá trị trên 20 triệu đồng. Lãi suất các khoản đầu tư sẽ được áp dụng theo mức lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở từng thời điểm. Đến kỳ thu hoạch, Công ty sẽ thu hồi vốn và cam kết mua hết mía nguyên liệu theo giá thị trường, đảm bảo không thấp hơn giá mua của các nhà máy đường trong khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Hiền, Giám đốc Công ty mía đường Trà Vinh cho biết thêm: “Theo dự báo của nhiều chuyên gia, giá mía không tăng trong thời gian tới. Do đó để nông dân sản xuất có lãi, công ty cung cấp giống, phân vi sinh do công ty sản xuất, không tính lãi và hỗ trợ 100.000 đồng/tấn theo hợp đồng đã ký. Và công ty cho vay 2 triệu đồng/ha để chăm sóc và thu hoạch. Về phía công ty thực hiện phương chăm sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, mua mía kịp thời cho người trồng mía”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

Nhằm góp phần bảo vệ môi trường nông thôn và nâng cao nhận thức người dân, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện nhiều điểm thu gom rác thải, vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng mô hình này đã góp phần làm giảm lượng rác thuốc bảo vệ thực vật ngoài đồng ruộng.

Thời điểm này, bà con nông dân các thôn Thanh Thủy, Đồng Giành, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang bước vào cuối vụ thu hoạch hoa nhài. Năm nay, thời tiết mưa nhiều, năng suất hoa nhài giảm nhưng được giá nên bà con rất phấn khởi.

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do giá cá tra nguyên liệu sụt giảm, nông dân bán cá khó thu được tiền mặt mà vẫn phải bán chịu cho doanh nghiệp. Tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận đến nay chỉ đạt hơn 431 ha, giảm 52 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi cá tra đã treo ao là 120,94 ha, tăng 52 so với năm trước. Ngoài ra, diện tích sản xuất cá tra giống trên địa bàn quận cũng giảm 16 ha so với năm trước, xuống còn 59,1 ha, với 60 hộ dân tham gia.