Công ty C.P Việt Nam ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại có sử dụng chất tạo nạc

Nhân viên Công ty CP lấy nước tiểu heo xét nghiệm trước khi cho xuất chuồng.
Ngày 14.11, ông Đỗ Văn Thường- Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh cho biết, trước tình hình các trang trại chăn nuôi heo sử dụng chất cấm (chất tạo nạc) tràn lan, gây mất lòng tin cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín đến các công ty chăn nuôi lớn.
Hiện Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đang áp dụng hình thức quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi, trong đó có biện pháp tầm soát dư lượng chất cấm ngay từ khi con heo giống nhập chuồng và chuẩn bị xuất bán ra thị trường.
Theo ông Thường, kể từ ngày 10.8.2015, đối với những trang trại nuôi heo thịt có hợp đồng chăn nuôi với Công ty đều được lấy mẫu xét nghiệm để tìm dư lượng của 2 loại chất cấm thường sử dụng trong chăn nuôi là Salbutamol và Clenbuterol trước khi xuất bán 7 ngày.
Trường hợp mẫu xét nghiệm phát hiện có dương tính với một trong hai loại chất cấm kể trên, Công ty sẽ ngưng hợp đồng chăn nuôi vĩnh viễn với trang trại vi phạm;
Đồng thời chủ trang trại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và các thiệt hại khác về hành vi vi phạm của mình.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 60 trang trại nuôi heo đang ký hợp đồng chăn nuôi với Công ty C.P Việt Nam bằng hình thức nuôi gia công (Công ty đầu tư con giống, thức ăn, quy trình vắc xin, thuốc thú y...), với số lượng đạt 120.000 con heo thịt/năm, chiếm khoảng 40% số đầu heo chăn nuôi trong toàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, qua công tác kiểm tra dư lượng chất tạo nạc trong chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện có trang trại nào thuộc hệ thống chăn nuôi của Công ty C.P Việt Nam chi nhánh tại Tây Ninh có vi phạm về sử dụng chất tạo nạc.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi hiện đang phát triển khá mạnh. Nhiều nông dân đã đầu tư công sức, tiền của để xây dựng những trang trại có quy mô lớn, đem lại thu nhập cao cho bản thân và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân...

Mùa xuân trăm hoa đua nở, nhưng vẫn khiến những người nuôi ong mật trên đất SaPa (Lào Cai) “đi ra thở ngắn, đi vào thở dài”. Cũng chỉ tại “ông trời” gây mưa tuyết trung tuần tháng 12/2013 đã giết chết hầu hết số ong nuôi lấy mật.

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, ngày 8/4/2014, nhãn hiệu Khoai lang Đồng Thái của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức được Sở KH&CN Hà Nội công bố, mở ra một tương lai mới cho cây trồng truyền thống này.

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.