Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt
Ngày đăng: 12/04/2012

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Ông Nguyễn Văn Hiệp, ngụ ấp Bình Phú 2 là một trong những người khởi nghiệp nuôi rắn hổ hèo trong xã. Qua theo dõi cách nuôi của một người cháu, ông lặn lội đến tận Tây Ninh để mua được những con giống tốt và giá rẻ (100.000 đồng/con). Với 90 con giống đầu tiên, sau 1 năm tuổi, trừ đi số hao hụt ông còn bán được hơn 84 con với tổng số tiền trên 80 triệu đồng. Thấy nguồn lợi nhuận “ngon ăn”, nhiều hộ trong xã cũng thử nghiệm nuôi theo. 

Đến nay, ngoài phát triển đàn rắn bố mẹ, nhiều hộ còn tự gầy giống và trao đổi kinh nghiệm với nhau để giảm chi phí. “Cái lợi trước nhất của nuôi rắn là không nặng vốn lắm, chỉ tốn phần làm chuồng, đóng bằng cây. Ngoài chi phí về con giống, hàng ngày chỉ phải bỏ ra khoảng 30.000 đồng lo thức ăn cho khoảng 100 con. Mà ở quê, ruộng đồng luôn có sẵn ếch, nhái, ai siêng bẫy mồi thì đỡ luôn phần này, chủ yếu lấy công làm lời”, ông Hiệp phân tích. Cũng theo cách làm đó, hàng ngày ông Hiệp chỉ tốn khoảng 0,5 ký nhái, bổ sung chuột, cóc, gà, vịt con… còn rắn con thì cho ăn thằn lằn. Tận dụng thức ăn sẵn tự nhiên, ông đặt những người thường xuyên đi đồng, sau một đêm là đã có đủ lượng thức ăn sử dụng từ hai đến ba ngày cho đàn rắn.
Rắn được phân thành nhiều loại và giá bán khác nhau. Rắn loại nhất có trọng lượng từ 1 kg đến 1,6 kg với giá bán 870.000 đồng/kg, từ 1 đến 1,5 ký thì 750.000 đồng/kg. Do đang hút hàng nên rắn giống hiện nay đã tăng từ 100.000 đồng lên 250.000 đồng/con. Ngoài nuôi rắn, 3 năm nay ông Hiệp còn nuôi cá sấu thịt. Vì chi phí nuôi cá sấu khá nặng (cả về vốn lẫn thức ăn) nên cá sấu nuôi hơn 1 năm đạt trọng lượng khoảng 5 đến 6 ký là ông đã cho bạn hàng đến bắt. Ông cho biết, tùy chiều dài mỗi con, cá sấu 1 m có giá 1 triệu đồng, cứ giảm đi một phân thì giá giảm xuống 500 ngàn đồng. Năm 2011, ông bán đàn cá sấu 600 con, thu về 500 triệu đồng, trừ chi phí còn lời trên trăm triệu.

Là người đi sau nhưng ông Nguyễn Văn Thi, ngụ cùng ấp cũng đang khấp khởi với mô hình học hỏi từ các hộ thành công. Hiện ông đang nuôi 150 con rắn hổ hèo và gần trăm con cá sấu. Lứa cá sấu mỗi đợt xuất bán thu được 150 triệu đồng. Còn với đàn rắn mới nuôi gần năm nay, mơi bán được 30 con đầu tiên, lời hơn 14 triệu đồng. Ông đánh giá: “Tính ra theo mô hình này cũng khá lắm, nuôi một lời một. Rắn giống hiện hút hàng nên có khi ngay tại địa phương bán còn không đủ. Lứa này đang đẻ trứng là đã có người dặn đặt sẵn giống và thỏa thuận giá rồi”.
Theo anh Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Bình, toàn xã đã có khoảng 10 hộ nuôi rắn hổ hèo với tổng số 1.500 con giống. Trong đó, có 4 hộ kết hợp nuôi cá sấu với quy mô lớn, mô hình này đã giúp các gia đình ăn nên làm ra và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, về lâu dài, đề phòng lượng rắn thương phẩm bị dội thị trường và ảnh hưởng đến giá cả, Hội Nông dân đang có định hướng tập hợp, liên kết các hộ nuôi thành tổ, chủ động tìm đầu ra và cung ứng nguồn vốn để họ phát triển ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm Sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT (Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT) bước đầu đã mang lại hiệu quả. Ngành cá tra đang hướng đến phát triển theo hướng bền vững, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm cá tra trên thị trường.

04/08/2015
Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài Nuôi tôm ở Kim Sơn cần có giải pháp lâu dài

Nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết nên nuôi trồng thủy sản có nhiều rủi ro. Vụ nuôi thủy sản vừa qua, một số diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện bị chết làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như thu nhập của người dân.

04/08/2015
Nuôi tôm an toàn Nuôi tôm an toàn

Ông Phan Khắc Nhựt Tiến ở khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có kinh nghiệm 15 năm nuôi tôm.

04/08/2015
Quảng Ninh (Quảng Bình) chú trọng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh (Quảng Bình) chú trọng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con ngư dân đầu tư, mua sắm tàu thuyền đánh bắt thủy sản xa bờ; đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến, khai thác hết diện tích ao hồ mặt nước nuôi trồng thủy sản...

04/08/2015
Triển khai áp dụng Viet GAP với cá tra khó đạt mục tiêu Triển khai áp dụng Viet GAP với cá tra khó đạt mục tiêu

Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ, tuy nhiên, mục tiêu đến 31/12/2015, 100% cở sở nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn viet gap như qui định trong nghị định 36 của chính phủ là khó có thể thực hiện được do khâu qui hoạch còn chậm.

04/08/2015