Công Ty BCC Cùng Người Nuôi Tôm Vượt Khó

Ngày 17/6/2014, Công ty Công nghệ Hóa sinh Việt Nam (Công ty BCC) đã đánh giá và kiểm tra hiệu quả của "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững, không sử dụng kháng sinh, hóa chất" tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều hộ nuôi đã áp dụng thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sử dụng hoàn toàn chế phẩm sinh học
Tại hộ nuôi tôm của ông Nguyễn Văn Tân (thôn Thác Hàn, phường Ninh Dương, TP. Móng Cái), qua kiểm tra cho thấy, các ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học đều phát triển tốt và đang chờ ngày thu hoạch. Ông Tân cho biết, gia đình ông có gần 15 ha nuôi tôm, hàng chục năm nay vẫn nuôi bằng cách sử dụng hóa chất Chlorine để khử trùng nước, diệt mầm bệnh nên kết quả không được như mong muốn.
Sau khi tham dự Hội thảo "Quy trình nuôi tôm sạch và bền vững không sử dụng kháng sinh hóa chất" do Công ty BCC phối hợp với Hội Nghề cá TP. Móng Cái tổ chức, thấy quy trình hay và nuôi tôm đơn giản nên ông mạnh dạn áp dụng ngay cho những ao tôm của mình. Đến nay, các ao đã được thu hoạch đạt năng suất cao, chất lượng tôm tốt hơn.
Cụ thể, cuối tháng 4, 8 ao nuôi tôm của ông đều có dấu hiệu tôm bị chết, rớt đáy 3 ao còn lại cũng bắt đầu chết. Ông sử dụng ngay các chế phẩm sinh học của Công ty cho 3 ao này và đến nay đã thu hoạch với sản lượng hơn 11 tấn, kích cỡ 50 con/kg. Các ao mới thả hiện nay ông cũng sử dụng quy trình này và tôm đang phát triển rất tốt.
Theo ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội Nghề cá TP. Móng Cái: Móng Cái hiện có khoảng 1.400 ha nuôi tôm các loại (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) với các hình thức nuôi từ quảng canh cho đến thâm canh mật độ cao.
Mấy năm gần đây do thời tiết và dịch bệnh diễn biến khó lường nên năng suất nuôi tôm giảm, tỷ lệ thành công thấp, nhiều vùng nuôi thất bại 60 - 70%. Rất mong quy trình này sẽ được nhân rộng để giúp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm.
Anh Nguyễn Tăng Tỉnh, thôn 2 xã Quảng Nghĩa cho biết, vừa qua anh đã thu hoạch ao 3.000 m2 được hơn 3 tấn, tính ra lời hơn 200 triệu đồng.
Có được thành công này là ngay từ đầu vụ nuôi, anh đã sử dụng các sản phẩm và làm theo quy trình nuôi tôm của Công ty BCC. Nhờ đó tôm nuôi của anh đã phát triển tốt, mặc dù xung quanh các hộ nuôi đều bị chết tới 90% hoặc phải thu hoạch sớm.
Nói về cách nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, ông Nguyễn Văn Tân chia sẻ: Từ đầu vụ nuôi không cần phải dùng hóa chất xử lý nước, chỉ cần cải tạo ao sạch, rửa ao và phơi khô. Sau đó bón vôi theo liều lượng, ngâm ao rồi cấp nước và gây màu nước bằng chế phẩm EMC. Trong suốt quá trình nuôi, quản lý màu nước, môi trường ao nuôi bằng các chế phẩm như: Bio-DW, Super PAC… Với các ao nuôi áp dụng quy trình này thì 65 - 66 ngày, tôm đạt cỡ 60 con/kg.
Từ những thành công ban đầu, anh Nguyễn Tăng Tỉnh dự định vụ nuôi tới anh sẽ tiếp tục áp dụng bởi quy trình này dễ, giá thành rẻ mà lợi nhuận lại cao.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.