Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn

Vì vậy, việc tìm ra được những công thức thâm canh tăng vụ thích hợp trên những diện tích này nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân là rất cần thiết.
Nông dân tham quan mô hình lúa mùa tại xã Trung Đồng, Tây Nguyên.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án xác định công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ bằng các giống cây chịu hạn tiến bộ tại cánh đồng huyện Tân Uyên, quy mô 3ha.
Tham gia dự án có 26 hộ thuộc các bản Phiêng Phát 3 và Bút Dưới 1, xã Trung Đồng.
Nông dân được hỗ trợ 100% chi phí giống, vật tư phân bón.
Các công thức được triển khai gồm: ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa và lúa mùa + đậu tương đông, sử dụng các giống lạc L26, ngô LVN66, lúa PC6 và đậu tương ĐT84.
Kết quả cho thấy, đối với công thức ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa: Vụ 1 (ngô xuân và lạc xuân), mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, mưa rét và nhiệt độ thấp đầu vụ, ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt; khô hạn giữa vụ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển nhưng lạc xuân và ngô xuân vẫn sinh trưởng, phát triển khá tốt.
Ngô LVN66 có thời gian sinh trưởng 145 ngày, 14 hàng hạt/bắp, 32 hạt/hàng, chiều dài bắp 17 - 18cm, năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 15,4 triệu đồng/ha.
Giống lạc L26 có thời gian sinh trưởng 150 ngày, 18 quả/khóm; tỷ lệ hạt/quả đạt 72%, trọng lượng 100 quả đạt 165g, năng suất đạt bình quân 30 tạ/ha, trừ chi phí thu lãi khoảng 21,7 triệu đồng/ha.
Vụ 2 (lúa mùa), cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 105 ngày, năng suất đạt 53 tạ/ha, trừ chi phí, lãi khoảng 11,1 triệu đồng/ha.
Như vậy, từ việc tăng thêm một vụ xuân bằng ngô, lạc, tổng thu nhập của cả 2 vụ sau khi trừ chi phí đầu tư và công lao động đạt 26,5 triệu đồng/ha (ngô xuân + lúa mùa) và 32,8 triệu đồng/ha (lạc xuân + lúa mùa).
Tại công thức lúa mùa + đậu tương đông, giống lúa PC6 cho năng suất 55 tạ/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 11,6 triệu đồng/ha.
Do bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp, thời gian thu hoạch vào nửa sau tháng 9 nên thuận lợi cho người dân trong việc bố trí vụ đậu tương đông, đảm bảo gieo trồng trong tháng 9.
Hiện nay, trên diện tích bố trí công thức lúa mùa + đậu tương đông, đậu tương đã lên xanh tốt.
Tại hội thảo tổng kết mô hình, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả đạt được của 2 công thức lạc xuân + lúa mùa, ngô xuân + lúa mùa và tin tưởng công thức lúa mùa + đậu tương đông cũng sẽ cho hiệu quả tốt vì đậu tương đông được gieo trồng đảm bảo khung thời vụ cho phép, hiệu quả của lúa vụ mùa đã được khẳng định.
Đây là tiền đề, cơ sở để các cơ quan chuyên môn đánh giá, lựa chọn các công thức thâm canh phù hợp, từ đó khuyến cáo người dân trên địa bàn áp dụng.
Diện tích đất một vụ của Lai Châu rất lớn nên kết quả dự án sẽ mở ra hướng sản xuất thâm canh tăng vụ, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần khai thác tiềm năng đất đai của địa phương, nâng cao sản lượng lương thực và phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.

Nông dân 2 xã Tân Trung và Tân Hòa (Phú Tân - An Giang) đang vào vụ thu hoạch khoai cao – một trong những cây chủ lực của các loại hoa màu tại xứ cồn.

Càng vào cuối vụ thu hoạch, diện tích mía còn lại trên toàn vùng phía Đông Nam tỉnh lại càng thêm khô, nhiều diện tích mía đã bị cháy khiến cho không ít nông dân lo lắng. Để giảm thiệt hại và đốn mía theo đúng lịch, toàn thể công nhân-lao động tại Công ty cổ phần Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) đang cho nhà máy hoạt động hết công suất.

Từ thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) dọc theo đường Hồ Chí Minh qua các xã Avương, Bhalêê, Atiêng, Lăng... đã thấy mây được tập kết trước nhà của người dân trong các bản làng...

Đây là số tiền mua bò được trích từ nguồn quyên góp ủng hộ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An để giúp đỡ các xã nghèo biên giới phát triển kinh tế.