Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn

Vì vậy, việc tìm ra được những công thức thâm canh tăng vụ thích hợp trên những diện tích này nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân là rất cần thiết.
Nông dân tham quan mô hình lúa mùa tại xã Trung Đồng, Tây Nguyên.
Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án xác định công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ bằng các giống cây chịu hạn tiến bộ tại cánh đồng huyện Tân Uyên, quy mô 3ha.
Tham gia dự án có 26 hộ thuộc các bản Phiêng Phát 3 và Bút Dưới 1, xã Trung Đồng.
Nông dân được hỗ trợ 100% chi phí giống, vật tư phân bón.
Các công thức được triển khai gồm: ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa và lúa mùa + đậu tương đông, sử dụng các giống lạc L26, ngô LVN66, lúa PC6 và đậu tương ĐT84.
Kết quả cho thấy, đối với công thức ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa: Vụ 1 (ngô xuân và lạc xuân), mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, mưa rét và nhiệt độ thấp đầu vụ, ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt; khô hạn giữa vụ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển nhưng lạc xuân và ngô xuân vẫn sinh trưởng, phát triển khá tốt.
Ngô LVN66 có thời gian sinh trưởng 145 ngày, 14 hàng hạt/bắp, 32 hạt/hàng, chiều dài bắp 17 - 18cm, năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 15,4 triệu đồng/ha.
Giống lạc L26 có thời gian sinh trưởng 150 ngày, 18 quả/khóm; tỷ lệ hạt/quả đạt 72%, trọng lượng 100 quả đạt 165g, năng suất đạt bình quân 30 tạ/ha, trừ chi phí thu lãi khoảng 21,7 triệu đồng/ha.
Vụ 2 (lúa mùa), cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 105 ngày, năng suất đạt 53 tạ/ha, trừ chi phí, lãi khoảng 11,1 triệu đồng/ha.
Như vậy, từ việc tăng thêm một vụ xuân bằng ngô, lạc, tổng thu nhập của cả 2 vụ sau khi trừ chi phí đầu tư và công lao động đạt 26,5 triệu đồng/ha (ngô xuân + lúa mùa) và 32,8 triệu đồng/ha (lạc xuân + lúa mùa).
Tại công thức lúa mùa + đậu tương đông, giống lúa PC6 cho năng suất 55 tạ/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 11,6 triệu đồng/ha.
Do bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp, thời gian thu hoạch vào nửa sau tháng 9 nên thuận lợi cho người dân trong việc bố trí vụ đậu tương đông, đảm bảo gieo trồng trong tháng 9.
Hiện nay, trên diện tích bố trí công thức lúa mùa + đậu tương đông, đậu tương đã lên xanh tốt.
Tại hội thảo tổng kết mô hình, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả đạt được của 2 công thức lạc xuân + lúa mùa, ngô xuân + lúa mùa và tin tưởng công thức lúa mùa + đậu tương đông cũng sẽ cho hiệu quả tốt vì đậu tương đông được gieo trồng đảm bảo khung thời vụ cho phép, hiệu quả của lúa vụ mùa đã được khẳng định.
Đây là tiền đề, cơ sở để các cơ quan chuyên môn đánh giá, lựa chọn các công thức thâm canh phù hợp, từ đó khuyến cáo người dân trên địa bàn áp dụng.
Diện tích đất một vụ của Lai Châu rất lớn nên kết quả dự án sẽ mở ra hướng sản xuất thâm canh tăng vụ, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần khai thác tiềm năng đất đai của địa phương, nâng cao sản lượng lương thực và phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, tận dụng địa hình và nguồn nước tại các khe suối, nông dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã chủ động đào ao tích trữ nước. Nhờ đó, mặc dù đang trong giai đoạn mùa khô nhưng các loại cây trồng trên địa bàn đều bảo đảm nguồn nước tưới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 254 triệu USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mùa hoa quả chín thì ai cũng mong, chứ “mùa tôm chín” thì chẳng ai đợi chờ. Ấy thế nhưng, dù không mong đợi, “mùa tôm chín” lại “vẫn về” với Tiên Yên (Quảng Ninh).

Mít Thái Lan siêu sớm là cây trồng cho trái quanh năm với năng suất, lợi nhuận cao; còn mai vàng là cây trồng “không thể thiếu” trong những ngày “năm hết tết đến”. Nắm bắt cơ hội này, nhiều nông dân tại TX Bình Minh (Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu nhanh chóng nhờ trồng mai vàng xen mít Thái Lan siêu sớm.

Sau thiệt hại từ dịch bệnh chổi rồng trên nhãn, nhiều nhà vườn của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã tìm giống cây trồng khác tiếp tục canh tác. Trong đó, cây ổi lê Đài Loan (còn gọi là ổi lê) được nhiều nhà vườn chọn.