Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 03/12/2013

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

Đây là nhận định chung tại hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, và Đại sứ quán Israel phối hợp tổ chức.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nói: "Ứng dụng công nghệ cao chính là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam".

Ông cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao giúp giải quyết được nhiều hạn chế về khí hậu, môi trường vốn là điểm yếu để phát triển bò sữa ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì việc áp dụng công nghệ cao cần rất nhiều vốn, nên vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ ngành là quan trọng.

Ông Yuval, Chủ tịch tập đoàn Afimilk, một công ty hàng đầu của Israel nói: "con đường nhanh chóng phát triển bền vũng ngành sữa và chăn nuôi bò sữa Việt Nam chính là ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và sản xuất sữa tươi chất lượng cao.

Ông cho biết, để đạt được năng suất sữa 12-13 tấn trên một con bò trong một năm như hiện nay thì cần phải có các điều kiện như dịch vụ thú y hoàn hảo; chế độ thức ăn phù hợp; công nghệ quản lý và kiểm soát trang trại và đàn gia sức; thiết kế phù hợp để thích ứng với khí hậu nóng ẩm. Bò sữa cần phải có điều kiện sống và chăn nuôi tốt để có sản lượng và chất lượng sữa cao.

Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn sữa TH True Milk, thì cho rằng: "Công nghệ cao chính là chìa khóa vàng cho thành công của ngành chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa".

Bà cho biết, dự án TH True Milk với tổng số vốn đầu tư 1,2 tỉ đô la Mỹ là dự án có quy mô lớn, quy trình khép kín, được trang bị máy móc và công nghệ hiện đại nhất châu Á. Dự án sản xuất sữa tươi sạch TH true MILK đi vào hoạt động đã góp phần thay đổi cục diện ngành sữa nước Việt Nam giảm lượng sữa hoàn nguyên từ 92% xuống còn khoảng 70%. Với quy trình khép kín ‘từ đồng cỏ tới bàn ăn’, dự án sữa tươi sạch này đã góp phần đặt những viên gạch đầu tiên tạo nền móng cho ngành công nghiệp sữa tươi sạch tại Việt Nam.

Tuy nhiên, còn đường phát triển của ngành bò sữa còn rất gian nan.

Báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng đàn bò của Việt Nam đạt 167.000 con, và trên 120.000 con đang nuôi chủ yếu tại nông hộ gia đình.

Chất lượng sữa nguyên liệu chưa đảm bảo do năng suất sữa thấp và nông dân tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt để làm thức ăn cho bò.

Do nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu, nên đa số nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước là nhập khẩu từ nước ngoài, ngành sữa là ngành luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch.

Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Đang Vang, Việt Nam đã phải bỏ ra khoảng 812 triệu đô la Mỹ trong năm 2012, và khoảng 1 tỉ đô la Mỹ năm 2013 để nhập khẩu sữa.

Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước, trên 70% sử dụng là sữa hoàn nguyên (hay sữa pha lại) có nguyên liệu từ sữa bột nhập.

Việt Nam dự kiến sẽ có đàn bò sữa lên đến 500.000 con vào năm 2020.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương Hiệu Quả Dự Án Cây Rau Vụ Đông Ở Sơn Dương

Theo phòng NN và PTNT huyện Sơn Dương, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, năm 2011, huyện triển khai thực hiện Dự án phát triển cây rau vụ đông tại 7 xã với tổng diện tích trên 76,5 ha, gồm: Xã Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Vĩnh Lợi, Sơn Nam, Chi Thiết và thị trấn Sơn Dương.

27/07/2013
Nông Dân Tâm Sự Trồng Lúa Vụ 3 Nông Dân Tâm Sự Trồng Lúa Vụ 3

Ngày 30/5 sắp sạ lúa trong đất 3 vụ, khi được tôi hỏi có thích làm 3 vụ hay không thì anh Ba Lố một nông dân làm ruộng cạnh tôi trả lời rằng: "Ở không chẳng biết làm gì, người ta làm mình phải làm theo, chẳng lẽ bỏ ruộng không làm, chứ giá lúa thấp như vầy, giá vật tư lại cao như vậy, thì hổng có ham làm 3 vụ một chút nào cả, giá lúa vầy hoài chắc gia đình tôi phải lên Bình Dương kiếm sống, chớ làm ruộng sống không nổi".

01/06/2013
Nông Dân Dương Hồng Phát Sản Xuất Giỏi Nông Dân Dương Hồng Phát Sản Xuất Giỏi

Anh Dương Hồng Phát, 38 tuổi ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) phát triển kinh tế gia đình theo mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi và dịch vụ máy nông nghiệp bảo đảm thu nhập ổn định

31/07/2013
Hiệu Quả Từ Các Liên Minh Sản Xuất Vùng Rau An Toàn Hiệu Quả Từ Các Liên Minh Sản Xuất Vùng Rau An Toàn

Xã An Hải (Ninh Phước) có tổng diện tích tự nhiên 2.098,2 ha, trong đó có trên 1.000 ha đất nông nghiệp nhưng có tới 50% là đất cát bạc màu. Nhưng chính trên mảnh đất khô cằn, nóng bỏng này thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho nguồn nước ngầm dồi dào, giúp nông dân canh tác quanh năm và hình thành vùng trồng rau an toàn (RAT) nổi tiếng tại tỉnh ta.

31/07/2013
Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

27/07/2013