Công Nghệ Sinh Thái Trên Cây Lúa Mang Hiệu Quả Lớn

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.
Chương trình này (gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa”) là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích, phòng chống rầy nâu gây bệnh virus trên cây lúa.
Theo TS Hồ Văn Chiến- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, chương trình được sự hỗ trợ của chuyên gia Viện Lúa quốc tế (IRRI) lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 - 2010, tại 2 huyện Cai Lậy và Cái Bè.
Đến nay, đã có 131 xã, 65 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phía Nam ứng dụng Chương trình “Công nghệ sinh thái”. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… với tổng diện tích trên 5.083ha, thu hút 7.814 hộ nông dân tham gia, với 228 mô hình.
Hoạt động của mô hình này là trồng các loài hoa dại (soi nhái, hoa xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ...) trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.
Trong các cánh đồng áp dụng mô hình công nghệ sinh thái, ong ký sinh và các loại thiên địch khác có mật số gia tăng đáng kể, nông dân giảm chi phí thuốc trừ sâu 50%, năng suất lúa cũng cao hơn. Qua đó, tăng thu nhập của nông dân từ 900.000 - 2.900.000 ha/vụ, đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương sử dụng hệ thống chiếu sáng LED và câu mực xà lá (mực khổng lồ) theo công nghệ Nhật Bản. Đây là những công nghệ tiên tiến, đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế đang được thử nghiệm đối với ngư dân Phú Yên.

7 giờ sáng, chiếc ca nô đưa đội công tác liên ngành rời cảng Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đến với tàu tuần tra của Chi cục Thủy sản, bắt đầu hành trình ngày thứ ba trong cuộc chiến với “bẫy” tôm hùm. Có thể nói, đây là cuộc ra quân quyết liệt nhất từ trước đến nay để trả lại vẻ đẹp cho vùng biển Phan Thiết, lâu nay bị xâu xé bởi mạng lưới “bẫy” tôm hùm.

Với điều kiện đặc thù của nghề nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng sông nước, vùng cửa biển thì việc có điện phục vụ nuôi trồng và sinh hoạt thường ngày là cả một vấn đề nan giải… Việc một ngư dân nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu mạnh dạn bỏ số tiền khá lớn đầu tư hệ thống điện gió và bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt đã làm rất nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thú vị.

Chiều 13/4, Trưởng Công an xã Đạ Chais (Lạc Dương - Lâm Đồng) Cao Xuân Thịnh khẳng định: “Chưa rõ mục đích của những người tung tin trên, nhưng clip mà các trang mạng thông tin, gây xôn xao dư luận trong những ngày qua chỉ là sản phẩm dàn dựng”.

Thời gian gần đây, một số đối tượng ngang nhiên vào đìa (hay còn gọi là bờ) nuôi thủy sản của người dân ở khu vực (KV) 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) bắt trộm cá. Đáng nói, tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.