Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Công Nghệ Phân Huỷ Rơm Rạ Tại Ruộng Để Làm Phân Bón

Công Nghệ Phân Huỷ Rơm Rạ Tại Ruộng Để Làm Phân Bón
Ngày đăng: 26/04/2014

Biện pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh của Viện Công nghệ sinh học đang là một giải pháp thiết thực, hữu ích, hiệu quả kinh tế cao.

Công nghệ này đã được triển khai trên diện rộng ở 5 huyện Xuân Trường, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản và Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định từ năm 2004 đến nay trong một dự án thử nghiệm phối hợp giữa Sở KH-CN tỉnh Nam Định và Viện CNSH. Thành công của dự án không chỉ giúp nông dân giữ được độ phì cho đất, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận trong SX lúa mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ.

TS. Trần Đình Mấn, Phó Viện trưởng Viện CNSH cho biết: Sau vụ gặt, nông dân chỉ cần thu gom rơm rạ vào một góc ruộng, hòa chế phẩm vi sinh (sản phẩm của Viện CNSH cung cấp) cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ, che phủ bằng nilon hoặc trát bùn kín, chỉ sau 17-25 ngày rơm rạ sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Nếu dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ 20-30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5-7%.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Cỏ Dại

Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận

19/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại

Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch.

19/01/2011
Kỹ Thuật Trồng Lúa - Thu Hoạch Kỹ Thuật Trồng Lúa - Thu Hoạch

Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt

20/01/2011
Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa

Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam

13/07/2011
Bọ Xít Xanh Hại Lúa Bọ Xít Xanh Hại Lúa

Bọ xít xanh thường di cư hàng loạt từ ruộng rau sang ruộng lúa vì phổ gây hại của bọ xít xanh rất rộng, nó có thể hại hầu hết các loại cây trồng: từ cây lương thực, thực phẩm đến các cây nông nghiệp ngắn, dài ngày. Bọ xít xanh hại trên lúa, làm cho lúa bị lép lửng

26/07/2011