Công Nghệ Nuôi Gà Không Cần Kháng Sinh Ở Singapore

Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.
Để chứng minh cho sự thành công của công nghệ này, Kee Song đã tiến hành một nghiên cứu trong giai đoạn tháng 5-8/2013 và mời 6 công ty quốc tế trong các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp và dược phẩm tham gia một thử nghiệm nuôi 180.000 con gà tại trang trại của công ty ở bang Johor, Malaysia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy gà được cho ăn loại khuẩn sữa riêng, vốn hay được dùng trong chế biến sữa chua và phomát, có tỷ lệ sống sót từ 98 đến 99% so với gà được cho dùng kháng sinh (95%). Gà do Kee Song nuôi cũng ít bị chứng tiêu chảy hơn.
Dù kháng sinh được các trại chăn nuôi gia cầm sử dụng rộng rãi để giúp gà có thêm sức đề kháng, nghiên cứu cho thấy một số loại vi khuẩn hoặc “siêu vi trùng” trong gà có thể nhờn kháng sinh trong dài hạn, theo tiến sĩ Chia Tet Fatt - tác giả công nghệ mới.
Công nghệ này được Kee Song Brothers Poultry và Otemchi Biotechnologies - một công ty chuyên nghiên cứu công nghệ khuẩn sữa, cùng nghiên cứu và phát triển.
Tiến sĩ Chia, cũng là Giám đốc Otemchi Biotechnologies cho biết chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh không chỉ để giúp gà có thể khỏe mạnh hơn mà còn bảo vệ người lao động, những người đầu tiên sẽ bị nhiễm bệnh (nếu vi khuẩn xuất hiện) do họ làm việc tại các nông trại.
Kee Song hiện đã bán gà được nuôi bằng khuẩn sữa trên trang web của công ty. Sản phẩm gà đông trùng hạ thảo đang được bán tại nhiều siêu thị, được cho có thể giúp người dùng tăng cường sức đề kháng.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…