Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.
Niên vụ 2013 – 2014: diện tích mía toàn tỉnh đạt 34.398,42 ha (giảm 340,58 ha so với cùng kỳ); năng suất đạt 58,1 tấn/ha (giảm 2,1 tấn/ha); sản lượng đạt 1,998 triệu tấn.
Thực tế cho thấy sản xuất mía nguyên liệu còn manh mún, bình quân diện tích mía mới đạt 0,52 ha/hộ... Việc thanh toán tiền cho người trồng mía của các công ty mía đường còn chậm, đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của người nông dân cho các vụ tiếp theo...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía đứng toàn tỉnh 32.000 ha, đạt 106,7% kế hoạch, giảm 3.619 ha so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 64,1 tấn/ha, tăng 6 tấn so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.051.980 tấn.
Trong đó, vùng Lam Sơn 13.941 ha, năng suất 72 tấn/ha và sản lượng khoảng 1,003 triệu tấn; vùng Việt - Đài 10.137 ha, năng suất 63 tấn/ha, sản lượng 643.291 tấn; vùng Nông Cống diện tích 6.171 ha, năng suất 54,5 tấn/ha và sản lượng 336.335 tấn. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá mua mía, phương thức thu mua và thanh toán nhanh, gọn.
Các doanh nghiệp mía đường chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thu mua, thời gian thu hoạch đưa vào ép và tổ chức tốt công tác vận chuyển mía nguyên liệu trong khung thời vụ cho phép. Sở NN&PTNT đề xuất giá mua mía nguyên liệu 10 CCS niên vụ 2014 – 2015 là 900.000 đồng/tấn tại ruộng (bãi bốc xếp xe có thể ra vào được), giá mua mía nguyên liệu có chữ đường dưới 10 CCS không thấp hơn 850.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp mía đường công khai giá mua mía đến tận người trồng mía, khi giá đường tăng hoặc giảm 10% thì giá thu mua mía nguyên liệu được điều chỉnh tương ứng. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, niên vụ 2015 – 2016: diện tích mía đứng toàn tỉnh 28.500 ha, trong đó vùng Lam Sơn 13.500 ha, vùng Việt – Đài 9.800 ha và vùng Nông Cống 5.200 ha.
Để bảo đảm sản lượng phục vụ chế biến, các doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ trồng mía nguyên liệu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Vài chục cơ sở hành nghề này ở các khu vực giáp ranh: TP. Phan Thiết, huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc đã phải nợ lại mỗi nhà vườn 40 - 50 triệu đồng.

Diện tích không có nước để gieo trồng vẫn còn tới gần 15.000ha, diện tích đã chuyển đổi là hơn 4.600ha. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể tiếp tục mở rộng.

Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý thì người nông dân có thể nâng năng suất của cây mía lên gấp 1,5 lần, thậm chí có trường hợp tăng gấp đôi.

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.