Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.
Niên vụ 2013 – 2014: diện tích mía toàn tỉnh đạt 34.398,42 ha (giảm 340,58 ha so với cùng kỳ); năng suất đạt 58,1 tấn/ha (giảm 2,1 tấn/ha); sản lượng đạt 1,998 triệu tấn.
Thực tế cho thấy sản xuất mía nguyên liệu còn manh mún, bình quân diện tích mía mới đạt 0,52 ha/hộ... Việc thanh toán tiền cho người trồng mía của các công ty mía đường còn chậm, đã ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của người nông dân cho các vụ tiếp theo...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía đứng toàn tỉnh 32.000 ha, đạt 106,7% kế hoạch, giảm 3.619 ha so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 64,1 tấn/ha, tăng 6 tấn so với cùng kỳ, sản lượng đạt 2.051.980 tấn.
Trong đó, vùng Lam Sơn 13.941 ha, năng suất 72 tấn/ha và sản lượng khoảng 1,003 triệu tấn; vùng Việt - Đài 10.137 ha, năng suất 63 tấn/ha, sản lượng 643.291 tấn; vùng Nông Cống diện tích 6.171 ha, năng suất 54,5 tấn/ha và sản lượng 336.335 tấn. Để bảo đảm kế hoạch sản xuất, Sở NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp ban hành và thực hiện công khai, minh bạch giá mua mía, phương thức thu mua và thanh toán nhanh, gọn.
Các doanh nghiệp mía đường chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thu mua, thời gian thu hoạch đưa vào ép và tổ chức tốt công tác vận chuyển mía nguyên liệu trong khung thời vụ cho phép. Sở NN&PTNT đề xuất giá mua mía nguyên liệu 10 CCS niên vụ 2014 – 2015 là 900.000 đồng/tấn tại ruộng (bãi bốc xếp xe có thể ra vào được), giá mua mía nguyên liệu có chữ đường dưới 10 CCS không thấp hơn 850.000 đồng/tấn.
Các doanh nghiệp mía đường công khai giá mua mía đến tận người trồng mía, khi giá đường tăng hoặc giảm 10% thì giá thu mua mía nguyên liệu được điều chỉnh tương ứng. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, niên vụ 2015 – 2016: diện tích mía đứng toàn tỉnh 28.500 ha, trong đó vùng Lam Sơn 13.500 ha, vùng Việt – Đài 9.800 ha và vùng Nông Cống 5.200 ha.
Để bảo đảm sản lượng phục vụ chế biến, các doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hộ trồng mía nguyên liệu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Hai mặt hàng đều đang đối mặt với những dịch bệnh có tên, mà nếu xảy ra thì chỉ có nước bỏ đi. Nhà vườn thanh long, hiện ai chẳng lo bệnh đốm trắng xuất hiện. Ban đầu chỉ trên dăm ba cây nhưng chỉ trong dăm ba ngày, lan ra cả nghìn cây trong vườn.

Mô hình nông trại “Vườn chim Việt” của anh Trần Nhữ Giáp ở xóm Đòng, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Nuôi ghép ốc hương và hải sâm cát trong ao đất - đề tài khoa học cấp cơ sở của kỹ sư Nguyễn Thị Hương (Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đang bước đầu đạt hiệu quả, mở ra hướng đi mới cho người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.