Công Khai Địa Chỉ Cơ Sở Chăn Nuôi An Toàn

Ngày 28.2, Bộ NNPTNT đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
Một trong những điểm mà Bộ NNPTNT lưu ý các địa phương, đó là: Tổ chức quản lý đàn gia cầm nuôi trên địa bàn, đặc biệt lưu ý giám sát đàn vịt, cơ sở giống và ấp nở gia cầm; quản lý chặt đàn vịt chạy đồng và việc vận chuyển gia cầm sống, sản phẩm gia cầm ra vào địa bàn, tại các chợ.
Đặc biệt, cần hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận và công khai địa chỉ cơ sở chăn nuôi an toàn, không có dịch và có biện pháp khuyến khích tiêu thụ gia cầm từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng không có dịch.
Bên cạnh đó, cần tổ chức công bố ổ dịch và triển khai các biện pháp chống dịch theo đúng quy định và pháp luật.
Đối với công tác tuyên truyền, Bộ NNPTNT đề nghị tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm để đề phòng chống bệnh cúm gia cầm. Nội dung tuyên truyền cần phản ánh đúng thực tế dịch bệnh, không gây hoang mang làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm ở những khu vực không có dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…

Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.

Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.

Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.