Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL

Công Điện Chỉ Đạo Sản Xuất Lúa Hè Thu Năm 2012 Ở ĐBSCL
Ngày đăng: 23/04/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, sản xuất lúa Hè Thu năm 2012 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai với các diễn biến phức tạp. Cụ thể như diện tích vụ Xuân Hè gieo trong tháng 2, tháng 3/2012 vẫn còn khá cao, khoảng 200.000 ha, đối với trà lúa này thời gian gieo sạ trùng với đợt lúa Đông Xuân gặt rộ nên dễ bị nhiễm rầy di trú truyền bệnh vàng lùn, lùn xuắn lá.

Hiện nay tại Đồng Tháp, tỉnh trồng nhiều lúa Xuân Hè đã có tình trạng nhiễm bệnh.

Đây là nguy cơ dịch bệnh sẽ lan truyền sang các trà lúa Hè Thu chính vụ gieo trong tháng 4 và tháng 5 của cả vùng như đã xảy ra trong năm 2006.

Trước diễn biến trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các cấp khẩn trương ngăn chặn,  phòng trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Cụ thể, đối với vùng đang có dịch xảy ra, khoanh vùng, vận động nông dân nhổ hủy cây lúa bệnh. Đối với rầy nâu tuyệt đối không phun ngừa, không phun định kỳ. Chỉ phun thuốc trừ rầy trong trường hợp mật số rầy tăng cao quá 3 con/tép theo "4 đúng".

Trường hợp mật độ rầy thấp cần theo dõi chặt diễn biến, không phun thuốc tràn lan dễ gây bộc phát rầy nâu tạo cháy rầy trên lúa và phát tán lan truyền mầm bệnh sang các nơi khác.

Đối với trà lúa dưới 30 ngày nếu có rầy nâu di trú cần áp dụng biện pháp bơm nước ngập đọt lúa để che chắn rầy (từ 3-5 ngày), khi hết đợt rầy sẽ tháo nước và chăm sóc bình thường.

Tổ chức thăm đồng thường xuyên, điều tra, phát hiện diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để chỉ đạo phòng trừ kịp thời, không để lây lan rộng. Tăng cường giải pháp sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu.

Đối với vùng chưa gieo sạ, làm kỹ vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ lúa Hè Thu tập trung, đồng loạt, né rầy theo đúng thời vụ được chính quyền địa phương quy định.

Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn tăng giá thuốc, kinh doanh thuốc không đúng chất lượng; tăng cường quản lý nội dung quảng cáo, tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật mang tính lạm dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể bạn quan tâm

Trái cây đầu vụ giá cao Trái cây đầu vụ giá cao

Nhà vườn tỉnh Hậu Giang đang bước vào vụ thu hoạch trái cây, tuy năng suất không cao do ảnh hưởng thời tiết, nhưng bù lại giá bán cao, nhiều vườn cây ăn trái lãi hơn 100 triệu đồng/ha.

17/06/2015
Thị trường trái cây nằm trong tay nhà vườn Thị trường trái cây nằm trong tay nhà vườn

Các HTX, tổ hợp tác chỉ là những cầu nối, sự bảo đảm giữa người dân và DN, còn sản phẩm làm ra có đáp ứng yêu cầu hay không lại nằm chính ở mỗi người dân.

17/06/2015
Diện tích nuôi cá tra Cần Thơ giảm gần 14% Diện tích nuôi cá tra Cần Thơ giảm gần 14%

Diện tích thả nuôi cá tra 6 tháng đầu năm của Cần Thơ còn 584 ha, giảm gần 100 ha so với thời điểm năm 2014.

17/06/2015
Khi hạt gạo được lên đời Khi hạt gạo được lên đời

Sau khi được chế biến lên đời ở các làng nghề, không những giá trị của hạt gạo được nâng lên rất nhiều mà còn góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân trồng lúa.

17/06/2015
Trái vải tươi Việt Nam đã tiếp cận thị trường Úc Trái vải tươi Việt Nam đã tiếp cận thị trường Úc

Theo tin từ Đại sứ quán Úc, lô hàng trái vải tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Úc đã tới Melbourne vào ngày 12/6 và sẽ nhanh chóng được chuyển đến các cửa hàng.

17/06/2015