Công bố quyết định công nhận nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo

Dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Gà Đông Tảo" do Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên và Công ty Investip phối hợp thực hiện từ tháng 5/2013, với các quy trình như điều tra, đánh giá về hoạt động, quy mô chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc và tiêu thụ, nhu cầu bảo hộ sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo; xác định và chuẩn hóa các tiêu chí chung của sản phẩm và quy trình kỹ thuật chăn nuôi, giết mổ.
Việc xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo được quy định khá chặt chẽ. Theo mô hình, xã Đông Tảo đã thành lập Hội Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo với hơn 60 thành viên.
Hội là tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể của sản phẩm, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong các lĩnh vực gồm:
Bảo vệ độc quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "gà Đông Tảo" đã được bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái bất hợp pháp; bảo vệ uy tín chất lượng của sản phẩm, nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật, quảng bá, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi.
Theo ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và kinh doanh gà xã Đông Tảo, tham gia dự án trên, các thành viên của Hội được trang bị kiến thức, kỹ thuật cao trong quy trình nuôi gà thịt, gà giống; đồng thời được tiếp cận mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đàn gà Đông Tảo của xã đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao
. Hiện nay, toàn xã Đông Tảo có khoảng 2.000 hộ nuôi giống gà Đông Tảo với tổng đàn 40.000 con, mỗi năm xuất bán hàng vạn con.
Gà Đông Tảo mang đặc trưng nổi trội và khác biệt như giống to, da dày, thịt đỏ, chân xù xì, trọng lượng trên 3 kg/con mái, gà trống từ 5-7 kg. Với dáng đẹp, cân nặng, chất lượng thịt thơm giòn, săn chắc, vị ngọt, gà Đông Tảo từ lâu đã mang thương hiệu "tiến vua" nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Do vậy, gà Đông Tảo được xếp vào danh sách những sản vật quý hiếm của Việt Nam, được Viện Chăn nuôi bảo vệ qua chương trình "Bảo tồn quỹ gen vật nuôi."
Ông Ngô Xuân Thái, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Hưng Yên cho biết, cùng với dự án "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gà Đông Tảo" tại xã Đông Tảo.
Sở phối hợp với huyện Khoái Châu đang triển khai thực hiện đề tài "Bảo tồn, khai thác và phát triển gà Đông Tảo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên" nhằm bảo tồn giống gà Đông Tảo thuần, quảng bá thương hiệu gà chất lượng cao, nhân rộng quy mô chăn nuôi ra toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Mới vào mùa ươm cá giống, nhưng các cơ sở sản xuất cá thát lát cườm giống trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) phải “treo” bể ươm hoặc sản xuất con giống cầm chừng vì không có đầu ra và giá cá thương phẩm giảm thấp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nấm có hiệu quả ở quy mô hộ gia đình, trang trại, gia trang, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nấm.

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80 - 100%. Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng tránh những thiệt hại này

Nông dân đang bị "nhiễu" bởi trên thị trường có quá nhiều loại phân bón chất lượng lại rất kém. Nhiều nhãn hiệu phân bón lớn bị làm giả, khiến nông dân và doanh nghiệp lao đao.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, nguồn thu từ nghề ươm giống cây trồng lâm nghiệp trong toàn xã lên tới 2,5 tỷ đồng. Với nguồn thu nhập đó đã giúp bà con nông dân ở xã Tân Hương không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng