Công bố quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana

Theo đó, phạm vi bảo tồn nằm trên địa phận hành chính của 2 huyện: Lắk (gồm 3 xã: Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết) và Krông Ana (các xã Dur Kmăl, Quảng Điền, Bình Hòa, Ea Na, thị trấn Buôn Trấp).
Chi cục Thủy sản phối hợp với Huyện Đoàn Krông Ana (Đắk Lắk) tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên sông Krông Ana
Đối tượng bảo tồn là các loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, sọc dưa, cá còm, chiên lăng, ngựa xám, mõm trâu… và hành lang di cư của loài cá sấu xiêm.
Vùng quy hoạch bao gồm 3 vùng chính: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng đệm.
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích 1.377 ha, trong đó mặt nước thuộc lưu vực sông Krông Ana là 198 ha và 1.179 ha ven bờ sông (là hành lang di cư của đối tượng lưỡng cư).
Phạm vi vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm khu vực các bãi đẻ của các đối tượng thủy sản và hành lang di cư của cá sấu xiêm được phân định bằng các phao cắm, đây là khu vực nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác thủy sản.
Vùng phục hồi sinh thái có tổng diện tích 1.605 ha, trong đó phần thuộc mặt nước sông 197 ha, phần không thuộc mặt nước sông 1.408 ha.
Vùng đệm có tổng diện tích 1.875 ha, bao gồm các suối chảy vào hồ, các vực nước, đầm lầy, ruộng lúa và hoa màu ở lưu vực…
Việc thiết lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài động thực vật sinh sống trong khu vực, đặc biệt là hành lang di cư của loài các sấu xiêm; tăng cường nhận thức và kiến thức về môi trường, bảo đảm chia sẻ lợi ích và cải thiện sinh kế...
Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch là 8,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi ngành chăn nuôi gà trắng liên tục bết bát từ năm 2012 đến nay thì phân khúc gà màu lại phát triển một cách chóng mặt.

Hai Tổng Công ty lương thực chuyên đi thu gom lúa gạo về trộn, có gì bán nấy, thử hỏi làm sao gạo Việt Nam không có thương hiệu

Vài năm gần đây, trước thực trạng giá cả rau màu bấp bênh, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển sang đầu tư sản xuất một số loại cây trồng mới.

Dù Bộ Tài chính đã loại bỏ đến 35 loại phí và lệ phí, nhưng theo người chăn nuôi, vẫn còn rất nhiều loại đang tồn tại, không đánh trực tiếp vào các hộ chăn nuôi, mà thông qua các khâu trung gian như: thức ăn chăn nuôi, vệ sinh, môi trường, kiểm dịch, giết mổ...

Vừa qua, Nhà nước đã bãi bỏ 35 khoản phí, lệ phí liên quan tới công tác thú y. Nhưng các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gánh nhiều loại phí khác, khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi yếu kém.