Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công bố nhãn hiệu Thanh long ruột đỏ Lập Thạch

Công bố nhãn hiệu Thanh long ruột đỏ Lập Thạch
Ngày đăng: 30/07/2015

Dự án thanh long ruột đỏ được thực hiện theo Quyết định số 3174QĐ-CT ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 3 năm triển khai ở huyện Lập Thạch, ban quản lý dự án đã tổ chức được 6 lớp tập huấn cho người dân 3 xã tham gia dự án là Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, với tổng số 600 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn tập trung về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch và các cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh để người dân thực hiện và thụ hưởng.

Đến nay tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyên là 100ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích đã cho quả ổn định hàng năm. Mỗi trụ bình quân cho từ 10- 15 kg quả/năm, với giá bán bình quân tại vườn là 35.000- 40.000đ/kg. Thu nhập vào khoảng 350- 400 triệu đồng/năm. 

Từ kết quả thành công của dự án và trước nhu cầu phát triển của sản phẩm “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch”, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhất đề xuất với UBND tỉnh cho phép triển khai xây dựng, bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, nhằm tạo nền móng để sản phẩm phát triển uy tín, thương hiệu và mang lại giá trị cao trong tương lai. Kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 239720, tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT.

Việc cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả. Đồng thời tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Thời gian tới huyện Lập Thạch tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành, kiểm soát và tìm kiếm, kêu gọi các DN XK thanh long để người dân yên tâm phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP Thăm quan mô hình nuôi tôm áp dụng VietGAP

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

18/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

18/10/2015
Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường Tạo dựng chỗ đứng trên thương trường

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.

18/10/2015
Cơ hội và thách thức cho thủy sản Cơ hội và thách thức cho thủy sản

TPP đã đạt được thỏa thuận cuối cùng và kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước thành viên. Hiệp định TPP được coi là Hiệp định của thế kỷ 21 dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các DN XK thủy sản.

18/10/2015
Thành công từ nuôi rắn hổ vện Thành công từ nuôi rắn hổ vện

Từ nhỏ đã đam mê rắn nên năm 27 tuổi, anh Nguyễn Hàn Phong quyết định thực hiện ước mơ nuôi rắn của mình. Theo anh, khi đã đủ độ chín trong suy nghĩ thì mới kiên trì với nghề mình chọn, dù thất bại hay thành công.

18/10/2015