Công bố nhãn hiệu Thanh long ruột đỏ Lập Thạch

Dự án thanh long ruột đỏ được thực hiện theo Quyết định số 3174QĐ-CT ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 3 năm triển khai ở huyện Lập Thạch, ban quản lý dự án đã tổ chức được 6 lớp tập huấn cho người dân 3 xã tham gia dự án là Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, với tổng số 600 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn tập trung về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch và các cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh để người dân thực hiện và thụ hưởng.
Đến nay tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyên là 100ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích đã cho quả ổn định hàng năm. Mỗi trụ bình quân cho từ 10- 15 kg quả/năm, với giá bán bình quân tại vườn là 35.000- 40.000đ/kg. Thu nhập vào khoảng 350- 400 triệu đồng/năm.
Từ kết quả thành công của dự án và trước nhu cầu phát triển của sản phẩm “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch”, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhất đề xuất với UBND tỉnh cho phép triển khai xây dựng, bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, nhằm tạo nền móng để sản phẩm phát triển uy tín, thương hiệu và mang lại giá trị cao trong tương lai. Kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 239720, tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT.
Việc cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả. Đồng thời tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Thời gian tới huyện Lập Thạch tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành, kiểm soát và tìm kiếm, kêu gọi các DN XK thanh long để người dân yên tâm phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20-10, xuất khẩu gạo đạt 4,481 triệu tấn, trị giá FOB 1,862 tỷ USD, trị giá CIF 1,916 tỷ USD.

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng khi Việt Nam tham gia TPP, lo ngại nhất là lĩnh vực chăn nuôi và Bộ đang tìm những hướng đi phù hợp để hỗ trợ nông dân, tháo gỡ những khó khăn…

Tại Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ các mẫu thịt nhiễm khuẩn Salmonella - một loại khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khá cao, từ 10% đến 20%.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra được triển khai hơn một năm nhưng hiện từ người nuôi, doanh nghiệp đến nhà quản lý vẫn hết sức lúng túng trong việc áp dụng các quy định của Nghị định.

Các nhà máy đường ở ĐBSCL mới vào vụ ép 2015/2016 chưa lâu mà giá mía ở khu vực này đã đua nhau tăng mạnh.