Công bố nhãn hiệu Thanh long ruột đỏ Lập Thạch

Dự án thanh long ruột đỏ được thực hiện theo Quyết định số 3174QĐ-CT ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 3 năm triển khai ở huyện Lập Thạch, ban quản lý dự án đã tổ chức được 6 lớp tập huấn cho người dân 3 xã tham gia dự án là Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, với tổng số 600 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn tập trung về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch và các cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh để người dân thực hiện và thụ hưởng.
Đến nay tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyên là 100ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích đã cho quả ổn định hàng năm. Mỗi trụ bình quân cho từ 10- 15 kg quả/năm, với giá bán bình quân tại vườn là 35.000- 40.000đ/kg. Thu nhập vào khoảng 350- 400 triệu đồng/năm.
Từ kết quả thành công của dự án và trước nhu cầu phát triển của sản phẩm “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch”, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhất đề xuất với UBND tỉnh cho phép triển khai xây dựng, bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, nhằm tạo nền móng để sản phẩm phát triển uy tín, thương hiệu và mang lại giá trị cao trong tương lai. Kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 239720, tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT.
Việc cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả. Đồng thời tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Thời gian tới huyện Lập Thạch tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành, kiểm soát và tìm kiếm, kêu gọi các DN XK thanh long để người dân yên tâm phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.

Ngày 09/10/2013, Phòng Nông nghiệp huyện Càng Long (Trà Vinh) kết hợp với xã Nhị Long Phú tổ chức Hội thảo Mô hình thí điểm trồng khổ qua theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả năng suất cao của anh nông dân Châu Văn Hòa, cư ngụ ấp Hiệp Phú xã Nhị Long Phú. Có 30 bà con nông dân địa phương đến tham dự.

Nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, Hội Phụ nữ huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã triển khai mô hình trồng gấc cho các hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh).