Công bố nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang

Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 248178. Theo đó, 50 thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu trong thời gian 10 năm, kể từ ngày 16-7-2015.
Hội Nông dân thành phố Vị Thanh là đơn vị giữ chủ quyền giấy chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể khóm Cầu Đúc Hậu Giang được bảo hộ màu sắc nhãn hiệu màu vàng, cam, xanh lá cây, trắng; sử dụng cho sản phẩm khóm sấy khô, khóm đóng hộp (đã qua chế biến), quả khóm tươi, mua bán, xuất nhập khẩu khóm. Việc được công nhận, bảo hộ nhãn hiệu tập thể sẽ giúp nông dân trồng khóm nâng cao được giá trị thương phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đầu ra của sản phẩm bền vững về sau.
Tính đến nay, tỉnh đã có gần 10 mặt hàng nông sản được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là chanh không hạt Hậu Giang, cam sành Ngã Bảy, lúa Hậu Giang 2, cá rô Hậu Giang và quýt đường Long Trị, cá thát lát Hậu Giang, khóm Cầu Đúc Hậu Giang, bưởi Năm Roi Phú Thành…
Có thể bạn quan tâm

Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.

Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.

"Dăm năm trước, cây lúa đã giải quyết việc thiếu ăn thì cây khoai lang tụt xuống làm lương thực phụ. Nhưng giờ đây khoai lang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên vùng biển bãi ngang này".